Rất nhiều thông tin không hay trì trích lao động Việt đang làm việc tại Nhật Bản do ăn cắp, bỏ trốn, … Việc này ảnh hưởng đến Thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản như thế nào? Theo xếp hạng gần đây thì Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 4 thế giới về GDP, về nên khoa học công nghệ Nhật Bản cũng là quốc gia phát triển hàng đầu. Trong khi thu nhập tại Nhật là rất cao so với các nước nghèo, vậy tương lại Nhật Bản có tiếp nhận nguồn lao động khác ở Châu Phi, Nam Mỹ, Ấn Độ,… thay cho Việt Nam?
Lao động Việt lười và khôn lỏi?
Lao động Việt lười và khôn lỏi?
Thực ra đây chỉ là đánh giá chung khi nhìn nhận vào một số bộ phận ngoài luồng. Xét về tổng thể, lao động Việt không thua kém bất cứ quốc gia nào.
Trước kia, Nhật Bản tiếp nhận lao động Việt Nam với số lượng khá khiêm tốn thông qua con đường tu nghiệp sinh. Tuy mất 1 năm đầu làm việc với mức thu nhập trợ cấp nhưng năm thứ 2,3 lao động kéo lại khá nhanh so tỷ giá đồng Yên của Nhật rất cao so với các đồng tiền khác. Tu nghiệp sinh lúc đó hầu hết là những lao động chất lượng cao, tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng trở lên. Làm trong môi trường lạ, ít người Việt cũng là yếu tố khiến người Việt chăm chỉ hơn
Vài năm trở lại đây, thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản nở rộ, đối tượng chủ yếu tham gia với mục đích làm kinh tế, nhiều gia đình gom góp tài chính cho con em đi với mục đích đào tạo, rèn luyện khi ở nhà đã “chơi bời”, “đập phá” quá nhiều
- Một số bộ phận người lao động ý thức kém, khi làm việc ở đâu cũng vậy, thêm nữa Nhật Bản khá xòng phẳng trong tiếp nhận lao động: kể cả không thích vẫn sẽ dùng hết hạn hợp đồng
- Chi phí tài chính đi Nhật Bản xuất khẩu lao động tương đối cao là căn nguyên cho những thái độ lười nhác. Nếu không đảm bảo được tài chính như mong muốn, tâm lý chán nản, chất lượng công việc kém đi, mối quan hệ chủ - tớ kém dần dẫn đến việc gì người lao động cũng có thể làm miễn sao có tiền
Xí nghiệp Nhật Bản vẫn có những nhìn nhận tốt đối với lao động Việt Nam
Xí nghiệp Nhật bản thực sự không thích lao động Việt
Hiện tại các xí nghiệp Nhật Bản tiếp nhận nhiều nhất vẫn là lao động Trung Quốc và Việt Nam, họ không ưa gì nguồn lao động Trung Quốc và sau đó cũng chẳng ưa gì lao động Việt Nam. Có nghĩa là xí nghiệp Nhật Bản chẳng thích lao động từ bất cứ đâu ngoài lao động trong nước họ, bởi lao động ở đâu họ cũng thấy lười. Do vậy, chúng ta nên quen dần với những lời chê bai từ các xí nghiệp Nhật Bản và hãy cứ làm tốt công việc của mình, họ làm tốt hơn họ có quyền đánh giá chúng ta như vậy.
Không tiếp nhận lao động Việt Nam, Nhật Bản sẽ rất khó chọn
Xét về tổng quan thị trường lao động Nhật Bản có thể thấy họ tiếp nhận chủ yếu lao động từ các quốc gia có nền văn hóa phương Đông, ngoại hình nhỏ giống với người Nhật Bản, có thể do họ cho rằng như vậy quản lý sẽ dễ dàng hơn. Hiện tại Nhật Bản đang tiếp nhận thêm một số quốc gia mới như: Thái Lan, Malaysia, Lào,… Có thể thấy đích đến cuối cùng của họ vẫn là những quốc gia châu Á
Về nguồn lao động ở châu Á thì Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc, mối quan hệ ngoại giao Nhật – Trung đang rất căng thẳng, Việt Nam vẫn có lợi thế hơn cả. Thời gian qua có nhiều nguồn thông tin rất xấu từ phía lao động Việt Nam liên quan đến việc trộm cắp, đánh người,… ảnh hưởng rất lớn đến cái nhìn từ phía Nhật Bản đối với lao động Việt Nam và chung hơn là người Việt. Chắc chắn họ vẫn sẽ sử dụng lao động Việt Nam nhưng chắc chắn sẽ không thể xòng phẳng trong trả lương và các chế độ phúc lợi khác
Một bộ phận người lao động đang làm xấu đi hình ảnh nước ta, gây khó khăn lớn cho các thể hệ lao động tiếp theo. Điều này nằm trong khung đào tạo lao động xuất khẩu Nhật Bản – định hướng làm việc tại Nhật. Những cam kết, định hướng có phần “ngờ ngẩn” về mức thu nhập khi làm việc tại đây nhằm thu thêm những đồng phí môi giới của những cá nhân, tổ chức xuất khẩu lao động.
Cần phải có những định hướng rõ ràng hơn đối với người lao động khi tham gia đào tạo xuất khẩu lao động Nhật Bản
Đăng nhận xét