Home » , » Nở rộ xuất khẩu lao động “chui” sang Thái Lan

Nở rộ xuất khẩu lao động “chui” sang Thái Lan

Written By Unknown on 5/5/14 | 17:20

Thị trường xuất khẩu lao động Thái Lan vẫn là rất mới mẻ cho người lao động Việt Nam nhưng đang có hiện tượng nở rộ trong 1-2 năm trở lại đây. Các cơ quan chức năng đang đẩy mạnh quan hệ ngoại giao để có thể hợp tác với Thái Lan tiếp nhận, phát triển nguồn nhân lực nước ta. Hiện tại vẫn chưa có những văn bản, quy định cụ thể rõ ràng nhưng tại một số địa phương, lao động đang rầm rầm đi “chui” sang Thái Lan

Nghệ An, Hà Tĩnh vẫn là nơi khởi nguồn

Việc đi nước ngoài làm việc có khi đã trở thành “truyền thống” của người dân hai tỉnh này, cứ đến tuổi lao động là phần lớn trong số họ có định hướng làm việc tại nước ngoài thay vì cố trụ tại các thành phố lớn như Hà Nội, HCM hay các khu công nghiệp khác

Người dân Nghệ An và Hà Tĩnh trở thành những người khám phá các thị trường tiếp nhận lao động mới mà không cần sự cho phép của cơ quan quản lý. Chỉ cần có người thân tại bất cứ nước nào, công việc có thu nhập là sẽ tìm mọi cách để có thể để có thể nhập cảnh. Nếu thủ tục đơn giản thì có thể là xin visa, lưu trú; quá khó khăn về thủ tục thì họ đi chui, thâm chí tìm cách sang và trốn ra ngoài (các hình thức như du lịch, thăm người thân)

Từ vài năm gần đây, thị trường xuất khẩu lao động Thái Lan nhận được sự quan tâm rất nhiều của người lao động, đặc biệt là xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Thanh niên ở xã Mỹ Lộc học xong cấp 3 không thi đậu vào các trường chuyên nghiệp là đi Thái Lan làm thuê và trở thành phong trào của người dân ở đây.

Thanh niên trong độ tuổi lao động kéo nhau đi đã đành, đàn bà, trẻ con cũng không chịu ở nhà. Theo tìm hiểu của phóng viên, mặc dù Mỹ Lộc là một xã từ trước tới nay chỉ sản xuất nông nghiệp là chính, nhưng điều lạ là đa số người dân ở đây trên 18 tuổi đều có tấm hộ chiếu trong tay và họ đi Thái Lan như đi chợ.

“Ông Trần Trí Quang - Chủ tịch UBND xã Mỹ Lộc - ngao ngán: “Người dân ở đây không mặn mà gì làm nông nghiệp cả, lớn lên là kéo nhau sang Thái làm thuê. Tính bình quân mỗi tháng một người sang Thái làm thuê kiếm được 5-7 triệu đồng, đây là nguồn thu nhập đáng kể so với làm nông, thậm chí một số người sang Thái làm ăn khá còn có tiền gửi về xây nhà, mua sắm nội thất đàng hoàng. Vì vậy, không chỉ người dân trong độ tuổi lao động mà nhiều học sinh chưa tốt nghiệp trung học cơ sở cũng quyết định “gác bút” làm hộ chiếu du lịch rồi ở lại Thái Lan bất hợp pháp để làm thuê”.

Cũng theo ông Quang, cả xã có trên 7.900 nhân khẩu, 2.154 hộ dân, nhưng theo thống kê chưa đầy đủ thì đến nay có trên 2.500 người dân trong xã đã đi làm hộ chiếu phổ thông. Vì vậy cứ vào dịp ngoài Tết là làng xã vắng ngắt, người dân đi Thái Lan làm thuê dễ hơn đi vào miền Nam.” – trích báo điện tử Dân Việt

Con số tăng chóng mặt trong thời gian ngắn


Trưởng phòng Lao động-Xã hội huyện Can Lộc - cho biết: Mặc dù Thái Lan chưa cấp phép tuyển lao đông Việt Nam, nhưng ở Can Lộc người dân vẫn ồ ạt sang Thái làm việc “chui” với số lượng lớn. Chỉ riêng tại 2 xã Mỹ Lộc và Xuân Lộc, theo thống kê đã có gần 2.500 người đi Thái làm việc “chui”

Đối với người dân lao động Nghệ An, họ không quan tâm đến rủi ro có thể dẫn đến, chỉ cần đi dễ và nhanh là tham gia. Do vậy, số lượng tăng lên theo cấp số nhân, người này đi được giới thiệu người kia


Xuất khẩu lao động chui sang Thái Lan

Công nhân khuân vác tại một khu chợ trong thủ đô Bangkok, thái Lan. Mức lương ngày tối thiểu của công nhân đã tăng lên 300 đồng baht Thái (tương đương 9,8 đôla), có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1, 2013.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro do không được bảo vệ

Nhiều bài học từ các thị trường tiếp nhận lao động xuất khẩu khác cho thấy, nếu không có cơ quan chức năng quản lý và điều tiết thị trường, người lao động sẽ phải đón nhận nhiều rủi ro như:
- Cạnh tranh tại chính những người lao động với nhau. Công việc thì có hạn, có thể những xí nghiệp đang cần lao động họ sẽ tiếp nhận ồ ạt để phục vụ sản xuất kinh doanh, việc tiếp nhận nhiều hơn yêu cầu do nguồn cung dễ dàng, giá rẻ giúp xí nghiệp tiếp nhận được chọn lựa dễ hơn và chế độ phúc lợi, lương thưởng sẽ thấp hơn.

- Do không được các cơ quan quản lý có chính sách rõ ràng, đầu ngoài (xí nghiệp tiếp nhận) sẽ không tăng mạnh trong khi số lượng lao động lại tăng lên ồ ạt. Chỉ một số lượng xí nghiệp nhất định quen với việc quản lý lao động Việt Nam mới dàm tiếp tục làm việc với nguồn lao động này

- Khi có phát sinh, rủi ro về hợp đồng, công việc, bảo hiểm, tai nạn nghề nghiệp,… người lao động khó biết kêu ai

Tóm lại, thị trường xuất khẩu lao động Thái Lan tương lại sẽ là thị trường khá tốt dành cho nguồn lao động dồi dào nước ta. Tuy vậy, vẫn cần những quy trình, hướng dẫn rõ ràng từ những cơ quan chức năng chứ không thể đi theo hướng của “cò mồi” như vậy


Share this article :

Đăng nhận xét

 
Liên kết : Nhật Bản | Xuất khẩu lao động Nhật Bản | Du học Nhật Bản
Copyright © 2011. TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN - Chuyên gia tư vấn lao động xuất khẩu
Hỗ trợ bởi Công ty cổ phần tập đoàn TMS Công ty cổ phần TMS Du Học
Chuyên gia tư vấn Nguyễn Đức Hạnh