Với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và có nhiều giải pháp hỗ trợ đi xuất khẩu lao động (XKLĐ), hiện nay, Tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc đang rất thành công trong việc đưa đoàn viên, thanh niên đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt hai thị trường Đài Loan và Nhật Bản.
Theo báo cáo của Tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có trên 6.300 lượt đoàn viên, thanh niên được tư vấn, giới thiệu về chương trình đi làm việc tại nước ngoài. Anh Trần Việt Cường, Bí thư Tỉnh Đoàn cho biết, do đây là một chủ trương lớn của tỉnh nên các cấp bộ Đoàn đã xây dựng nhiều chương trình, biện pháp triển khai.
Ngoài việc xây dựng các phóng sự, tờ rơi tuyên truyền, Tỉnh Đoàn cũng thành lập 9 đoàn công tác về các địa phương tư vấn cho đoàn viên, thanh niên về chương trình đi XKLĐ, giải đáp các chế độ, chính sách ưu tiên đối với những người tham gia.
Ngoài các đoàn viên, thanh niên trong độ tuổi lao động, Tỉnh Đoàn cũng đặc biệt chú trọng đến việc tư vấn, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho các thanh niên là bộ đội xuất ngũ. “Hằng năm, Đoàn thường tổ chức đón bộ đội xuất ngũ về địa phương, sau đó tổ chức ngày hội việc làm để họ tìm kiếm việc làm sau thời gian ở trong quân ngũ”, anh Cường nói. Trong 3 tháng đầu năm, có 630 đoàn viên, thanh niên là bộ đội xuất ngũ được tư vấn và trao cơ hội việc làm, đi XKLĐ.
Nhằm tạo điều kiện cho các thanh niên đăng ký tham gia XKLĐ, những cá nhân trúng tuyển sẽ được tỉnh giới thiệu tham gia các lớp học ngoại ngữ và giáo dục định hướng ở trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên, trung tâm hoạt động thanh thiếu niên do Tỉnh Đoàn tổ chức.
Từ đầu năm đến nay, số đoàn viên, thanh niên đăng ký đi XKLĐ là 274 người. “Hầu hết đoàn viên, thanh niên đều đăng ký đi lao động ở Nhật Bản, Đài Loan với các nghề nghiệp như điện tử, may mặc, nông nghiệp, nhân viên siêu thị…
Thu nhập dao động từ 15 triệu đến 50 triệu đồng/tháng, tùy từng công việc và năng lực cụ thể của từng người”, anh Cường chia sẻ. Từ đầu năm đến nay, 125 lao động trúng tuyển và đủ điều kiện đã được xuất cảnh sang Nhật Bản và Đài Loan.
Thời gian tới, Tỉnh Đoàn sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp XKLĐ, nghiên cứu mở rộng thị trường phù hợp với trình độ chuyên môn kỹ thuật và khả năng kinh tế của người lao động. Những thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Dubai, UEA cũng được tính đến. Để tăng thêm độ tin cậy, Tỉnh Đoàn và các đơn vị nghiên cứu việc liên kết, kết nghĩa với một số tổ chức, tỉnh của Nhật Bản để đưa lao động sang làm việc và học tập.
Cụ thể hóa điều này, Tỉnh Đoàn vừa thành lập Câu lạc bộ thực tập sinh, Câu lạc bộ du học sinh Vĩnh Phúc tại Nhật Bản. “Việc này sẽ tập hợp được lực lượng thực tập sinh, du học sinh nhằm bảo vệ quyền lợi của các hội viên, hỗ trợ các thực tập sinh, du học sinh Vĩnh Phúc tại Nhật Bản đồng thời hỗ trợ tăng cường hiểu biết, nâng cao khả năng học tập, nâng cao tay nghề… cho các hội viên”, anh Cường nói.
Ngoài việc đẩy mạnh thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia chương trình xuất khẩu lao động, Tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc cũng thực hiện đề án tập hợp thanh niên công nhân giai đoạn 2013 - 2017.
Theo đó, với số vốn hơn 4,7 tỷ đồng, Tỉnh Đoàn đề ra nhiều biện pháp, chương trình cụ thể nhằm đoàn kết, giáo dục thanh niên công nhân, đồng thời bảo vệ quyền lợi, hỗ trợ các mặt đời sống cho họ.
Theo báo cáo của Tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có trên 6.300 lượt đoàn viên, thanh niên được tư vấn, giới thiệu về chương trình đi làm việc tại nước ngoài. Anh Trần Việt Cường, Bí thư Tỉnh Đoàn cho biết, do đây là một chủ trương lớn của tỉnh nên các cấp bộ Đoàn đã xây dựng nhiều chương trình, biện pháp triển khai.
Ngoài việc xây dựng các phóng sự, tờ rơi tuyên truyền, Tỉnh Đoàn cũng thành lập 9 đoàn công tác về các địa phương tư vấn cho đoàn viên, thanh niên về chương trình đi XKLĐ, giải đáp các chế độ, chính sách ưu tiên đối với những người tham gia.
Ngoài các đoàn viên, thanh niên trong độ tuổi lao động, Tỉnh Đoàn cũng đặc biệt chú trọng đến việc tư vấn, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho các thanh niên là bộ đội xuất ngũ. “Hằng năm, Đoàn thường tổ chức đón bộ đội xuất ngũ về địa phương, sau đó tổ chức ngày hội việc làm để họ tìm kiếm việc làm sau thời gian ở trong quân ngũ”, anh Cường nói. Trong 3 tháng đầu năm, có 630 đoàn viên, thanh niên là bộ đội xuất ngũ được tư vấn và trao cơ hội việc làm, đi XKLĐ.
Nhằm tạo điều kiện cho các thanh niên đăng ký tham gia XKLĐ, những cá nhân trúng tuyển sẽ được tỉnh giới thiệu tham gia các lớp học ngoại ngữ và giáo dục định hướng ở trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên, trung tâm hoạt động thanh thiếu niên do Tỉnh Đoàn tổ chức.
Từ đầu năm đến nay, số đoàn viên, thanh niên đăng ký đi XKLĐ là 274 người. “Hầu hết đoàn viên, thanh niên đều đăng ký đi lao động ở Nhật Bản, Đài Loan với các nghề nghiệp như điện tử, may mặc, nông nghiệp, nhân viên siêu thị…
Thu nhập dao động từ 15 triệu đến 50 triệu đồng/tháng, tùy từng công việc và năng lực cụ thể của từng người”, anh Cường chia sẻ. Từ đầu năm đến nay, 125 lao động trúng tuyển và đủ điều kiện đã được xuất cảnh sang Nhật Bản và Đài Loan.
Thời gian tới, Tỉnh Đoàn sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp XKLĐ, nghiên cứu mở rộng thị trường phù hợp với trình độ chuyên môn kỹ thuật và khả năng kinh tế của người lao động. Những thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Dubai, UEA cũng được tính đến. Để tăng thêm độ tin cậy, Tỉnh Đoàn và các đơn vị nghiên cứu việc liên kết, kết nghĩa với một số tổ chức, tỉnh của Nhật Bản để đưa lao động sang làm việc và học tập.
Cụ thể hóa điều này, Tỉnh Đoàn vừa thành lập Câu lạc bộ thực tập sinh, Câu lạc bộ du học sinh Vĩnh Phúc tại Nhật Bản. “Việc này sẽ tập hợp được lực lượng thực tập sinh, du học sinh nhằm bảo vệ quyền lợi của các hội viên, hỗ trợ các thực tập sinh, du học sinh Vĩnh Phúc tại Nhật Bản đồng thời hỗ trợ tăng cường hiểu biết, nâng cao khả năng học tập, nâng cao tay nghề… cho các hội viên”, anh Cường nói.
Ngoài việc đẩy mạnh thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia chương trình xuất khẩu lao động, Tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc cũng thực hiện đề án tập hợp thanh niên công nhân giai đoạn 2013 - 2017.
Theo đó, với số vốn hơn 4,7 tỷ đồng, Tỉnh Đoàn đề ra nhiều biện pháp, chương trình cụ thể nhằm đoàn kết, giáo dục thanh niên công nhân, đồng thời bảo vệ quyền lợi, hỗ trợ các mặt đời sống cho họ.
Đăng nhận xét