Liên quan đến các giải pháp để mở lại một trong những thị trường xuất khẩu lao động có sức hút lớn đối với người lao động Việt Nam là thị trường Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. Đây được xem là quyết tâm cao của Chính phủ Việt Nam trong việc hạn chế tỷ lệ lao động bất hợp pháp cao, dẫn đến thị trường bị trì trệ và có nguy cơ dừng tiếp nhận lao động Việt Nam.
Ngày 2/6, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, sau 10 năm triển khai chương trình đưa người Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo thỏa thuận giữa hai chính phủ (EPS) (từ năm 2004 đến nay), đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt là hiệu quả kinh tế.
Mỗi năm Việt Nam đưa được hơn 10.000 lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, trong tổng số khoảng 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài hằng năm, góp phần không nhỏ nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho gia đình người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên, việc đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc từ năm 2011 đến nay đã bị trì trệ bởi tình trạng lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp khi hết hạn hợp đồng ngày càng nghiêm trọng, ở mức cao so với 14 nước khác phái cử lao động vào Hàn Quốc.
Để tăng cường công tác quản lý người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc trong thời gian tới, theo Chỉ thị số 12/CT-TTg vừa được ban hành ngày 30/5 của Thủ tướng Chính phủ, công tác quản lý người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc trong thời gian tới được giao cụ thể cho nhiều bộ, ngành, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các hội, đoàn thể; và các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ đều có trách nhiệm trong công tác tăng cường quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. Trong đó có biện pháp mạnh là giao cho Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 95 (phạt đến 100 triệu đồng đối với lao động hết hạn hợp đồng không về nước); tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành và thông tin rộng rãi trong dư luận.
Bộ LĐ-TB&XH là cơ quan chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục làm việc với phía Hàn Quốc tích cực phối hơp quản lý, xử lý vi phạm và đề nghị phía bạn có biện pháp tăng cường quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc, xử lý nghiêm các doanh nghiệp nước sở tại sử dụng lao động nước ngoài, trong đó có người lao động Việt Nam một cách bất hợp pháp.
Trao đổi với PV Báo CAND, ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, Cục đang chuẩn bị thực hiện ngay các nhiệm vụ mà Thủ tướng giao cho Bộ LĐ-TB&XH. Sang tuần tới, Đoàn công tác của Cục do đồng chí Cục trưởng dẫn đầu cũng sẽ sang Hàn Quốc trao đổi với phía bạn trong việc phối hợp cung cấp thông tin lao động bất hợp pháp; cung cấp thông tin để quản lý lao động tốt hơn, nhất là các lao động chuyển chủ.
Để thực hiện nghiêm việc xử lý vi phạm hành chính đối với lao động hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc không về nước theo Nghị định 95, Cục cũng đã làm việc, phối hợp với cơ quan xuất nhập cảnh tăng cường kiểm tra thông tin để thẩm định danh sách các lao động hết hạn mà chưa về nước. Cùng với đó, Cục đã làm việc với Bộ Tư pháp để cơ quan này phối hợp với cơ quan tư pháp Hàn Quốc trao đổi thông tin về lao động bất hợp pháp, giúp chúng ta có được thông tin về lao động bất hợp pháp một cách chính thống, làm căn cứ để thực hiện xử phạt.
Nếu tổ chức thực hiện được những phần việc trên, gần như chúng ta đã gỡ được nút thắt bấy lâu nay trong việc quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, do việc phía bạn còn chưa chấp nhận cung cấp thông tin của lao động. Việc còn lại là nâng cao ý thức của lao động Việt Nam, hiểu rõ việc đi làm việc ở nước ngoài, ở lại hoặc ra ngoài làm việc không về nước đúng hạn là vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý nghiêm
Mỗi năm Việt Nam đưa được hơn 10.000 lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, trong tổng số khoảng 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài hằng năm, góp phần không nhỏ nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho gia đình người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên, việc đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc từ năm 2011 đến nay đã bị trì trệ bởi tình trạng lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp khi hết hạn hợp đồng ngày càng nghiêm trọng, ở mức cao so với 14 nước khác phái cử lao động vào Hàn Quốc.
Để tăng cường công tác quản lý người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc trong thời gian tới, theo Chỉ thị số 12/CT-TTg vừa được ban hành ngày 30/5 của Thủ tướng Chính phủ, công tác quản lý người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc trong thời gian tới được giao cụ thể cho nhiều bộ, ngành, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các hội, đoàn thể; và các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ đều có trách nhiệm trong công tác tăng cường quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. Trong đó có biện pháp mạnh là giao cho Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 95 (phạt đến 100 triệu đồng đối với lao động hết hạn hợp đồng không về nước); tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành và thông tin rộng rãi trong dư luận.
Bộ LĐ-TB&XH là cơ quan chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục làm việc với phía Hàn Quốc tích cực phối hơp quản lý, xử lý vi phạm và đề nghị phía bạn có biện pháp tăng cường quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc, xử lý nghiêm các doanh nghiệp nước sở tại sử dụng lao động nước ngoài, trong đó có người lao động Việt Nam một cách bất hợp pháp.
Trao đổi với PV Báo CAND, ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, Cục đang chuẩn bị thực hiện ngay các nhiệm vụ mà Thủ tướng giao cho Bộ LĐ-TB&XH. Sang tuần tới, Đoàn công tác của Cục do đồng chí Cục trưởng dẫn đầu cũng sẽ sang Hàn Quốc trao đổi với phía bạn trong việc phối hợp cung cấp thông tin lao động bất hợp pháp; cung cấp thông tin để quản lý lao động tốt hơn, nhất là các lao động chuyển chủ.
Để thực hiện nghiêm việc xử lý vi phạm hành chính đối với lao động hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc không về nước theo Nghị định 95, Cục cũng đã làm việc, phối hợp với cơ quan xuất nhập cảnh tăng cường kiểm tra thông tin để thẩm định danh sách các lao động hết hạn mà chưa về nước. Cùng với đó, Cục đã làm việc với Bộ Tư pháp để cơ quan này phối hợp với cơ quan tư pháp Hàn Quốc trao đổi thông tin về lao động bất hợp pháp, giúp chúng ta có được thông tin về lao động bất hợp pháp một cách chính thống, làm căn cứ để thực hiện xử phạt.
Nếu tổ chức thực hiện được những phần việc trên, gần như chúng ta đã gỡ được nút thắt bấy lâu nay trong việc quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, do việc phía bạn còn chưa chấp nhận cung cấp thông tin của lao động. Việc còn lại là nâng cao ý thức của lao động Việt Nam, hiểu rõ việc đi làm việc ở nước ngoài, ở lại hoặc ra ngoài làm việc không về nước đúng hạn là vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý nghiêm
Đăng nhận xét