Thành phố Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch dạy tiếng Nhật trong các trường phổ thông, trường nghề, trường đại học; Kế hoạch đào tạo và xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản.
Theo báo cáo của Sở Giáo dục - Đào tạo Thành phố, năm học 2012 - 2013 ngành đã triển khai dạy tiếng Nhật thí điểm tại trường THCS Tô Hiệu với 4 lớp 6, 130 học sinh; năm 2013-2014 với 4 lớp 7, 130 học sinh và 7 giáo viên có đủ trình độ tham gia giảng dạy tiếng Nhật trên thành phố. Năm học 2014-2015, sẽ có 4 lớp 8, 130 học sinh; tuyển tiếp 2 lớp 6 với số lượng 70 học sinh, mở thêm 1 lớp 6 học tiếng Nhật tại một trường THCS thuộc quận Ngô Quyền. Hình thức dạy dưới dạng sinh hoạt câu lạc bộ nên được nhiều phụ huynh, học sinh ủng hộ. Tuy nhiên, băn khoăn lớn nhất của trường là cách thức chi trả thù lao giáo viên và thu học phí của học sinh; các giáo viên tham gia giảng dạy đều là hợp đồng với Trường đại học Dân lập Hải Phòng, về lâu dài sẽ gặp khó khăn. Thời gian tới, Sở GD-ĐT dự kiến triển khai thí điểm tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ 2 (từ lớp 10) tại một số trường THPT; tổ chức tập huấn, bổi dưỡng phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập của học sinh để làm nền tảng thực hiện dạy tiếng Nhật cho học sinh phổ thông như các ngoại ngữ khác nhằm đào tạo nguồn nhân lực tiếng Nhật, người lao động biết tiếng Nhật phục vụ xây dựng và phát triển thành phố. Phối hợp với các sở, ngành tổ chức bồi dưỡng đào tạo tiếng Nhật cho người lao động, cán bộ công chức viên chức trên địa bàn thành phố.Về công tác xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Bách Phái nêu rõ: trong 5 năm gần đây (2009-2013) tốc độ tăng khá cao, chất lượng lao động cơ bản tốt; trên 90% số lao động xuất khẩu qua Nhật Bản đều được đào tạo bài bản, chất lượng cao, chủ yếu là sỹ quan, thuyền viên trên tàu, thợ hàn … Thu nhập bình quân của 1 lao động đạt gần 35 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, lượng lao động người Hải Phòng sang làm việc tại Nhật chỉ trên 200 lao động (bằng 17,12%). Như vậy, có sự chênh lệch giữa tốc độ xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp sang Nhật Bản tăng nhanh, với tỷ trọng lao động là người Hải Phòng. Chính vì vậy, cần có quan hệ hợp tác về đào tạo và xuất khẩu lao động từ Hải Phòng sang Nhật Bản với hình thức quản lý phù hợp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của người dân về chủ trương của thành phố. Mỗi năm dành từ 3 đến 5 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn vay cho người lao động, đào tạo nâng cao chuyên môn, ngoại ngữ…
Tại Hội nghị Chủ tịch UBND thành phố ông Dương Anh Điền khẳng định: việc đẩy mạnh việc dạy và học tiếng Nhật tại các trường, cấp đào tạo; đào tạo nghề và xuất khẩu lao động sang Nhật Bản là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ Hải Phòng – Nhật Bản phát triển toàn diện, tạo ra tạo sự khác biệt, cơ hội thuận lợi cho sự phát triển KT-XH của thành phố. Chủ tịch yêu cầu Sở GD-ĐT nhanh chóng hoàn thành xây dựng kế hoạch tổng thể để đưa tiếng Nhật trở thành ngoại ngữ dạy đại trà tại Hải Phòng với lộ trình cụ thể, chắc chắn và đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, cần quan tâm đến đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi về chính sách, lương …, tuyển một số giáo viên có trình độ sang Nhật Bản đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ nhằm nâng cao trình độ giảng dạy; chọn giáo trình phù hợp. Về cơ sở vật chất phục vụ , cần cố gắng tận dụng nguồn, hỗ trợ từ các bộ, ngành Trung ương và phía Nhật Bản, trong đó có Trung tâm văn hóa Nhật. Xúc tiến đến cuối năm 2014, sẽ phát chương trình tiếng Nhật trên kênh truyền hình thành phố nhằm tăng cường quảng bá con người, hình ảnh, văn hóa giữa Nhật Bản với Hải Phòng…
Nguồn: Báo Hải Phòng
Tại Hội nghị Chủ tịch UBND thành phố ông Dương Anh Điền khẳng định: việc đẩy mạnh việc dạy và học tiếng Nhật tại các trường, cấp đào tạo; đào tạo nghề và xuất khẩu lao động sang Nhật Bản là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ Hải Phòng – Nhật Bản phát triển toàn diện, tạo ra tạo sự khác biệt, cơ hội thuận lợi cho sự phát triển KT-XH của thành phố. Chủ tịch yêu cầu Sở GD-ĐT nhanh chóng hoàn thành xây dựng kế hoạch tổng thể để đưa tiếng Nhật trở thành ngoại ngữ dạy đại trà tại Hải Phòng với lộ trình cụ thể, chắc chắn và đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, cần quan tâm đến đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi về chính sách, lương …, tuyển một số giáo viên có trình độ sang Nhật Bản đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ nhằm nâng cao trình độ giảng dạy; chọn giáo trình phù hợp. Về cơ sở vật chất phục vụ , cần cố gắng tận dụng nguồn, hỗ trợ từ các bộ, ngành Trung ương và phía Nhật Bản, trong đó có Trung tâm văn hóa Nhật. Xúc tiến đến cuối năm 2014, sẽ phát chương trình tiếng Nhật trên kênh truyền hình thành phố nhằm tăng cường quảng bá con người, hình ảnh, văn hóa giữa Nhật Bản với Hải Phòng…
Nguồn: Báo Hải Phòng
Đăng nhận xét