Nhiều người có trình độ tay nghề và học vấn thấp nhưng lại khát khao được đổi đời nhờ một công việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, do ít được tiếp cận với thông tin, nhiều người lao động nông thôn đã trở thành nạn nhân của các công ty lừa đảo xuất khẩu lao động (XKLĐ), cảnh nghèo lại "cõng" thêm nợ nần chồng chất.
Hai đối tượng lừa đảo người đi lao động xuất khẩu tại Yên Thành - Nghệ An
Người lao động bị "bịt mắt" đưa tiền cho "cò"?
Cách đây không lâu, Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) đã có cuộc khảo sát thực trạng và nhu cầu của nạn nhân bị buôn bán, bóc lột lao động trở về nước (đối tượng được khảo sát là những người lao động tại 3 tỉnh Hưng Yên, Hà Nam và Thái Bình - PV).
Kết quả khảo sát của CSAGA cũng cho thấy, nhóm dễ bị trở thành nạn nhân mua bán người chủ yếu là nhóm trình độ học vấn thấp và là nông dân. Phần lớn người làm thủ tục đi nước ngoài làm việc qua "cò" và môi giới, không giao dịch trực tiếp với công ty được phép đưa lao động ra nước ngoài làm việc.
"Đáng lo ngại phần lớn thủ tục, giấy tờ không minh bạch, tiền thực nộp và biên nhận. Điển hình, một lao động ở Hà Nam đã bị lừa đến 7.000 USD, để được đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, sau gần một năm, người lao động vẫn mòn mỏi chờ đợi, còn doanh nghiệp môi giới đã "lặn mất tăm".
Đa phần những người này trước khi đi XKLĐ đều không biết mình là nạn nhân của nạn bóc lột lao động, lừa đảo và buôn bán người. Chỉ sau khi đến nước bạn, bị bóc lột, bị phá vỡ hợp đồng lao động, họ mới hay mình đã bị lừa đảo" - bà Nguyễn Thị Văn, thành viên của CSAGA cho hay.
Trên thực tế, vấn nạn người lao động bị lừa đảo qua đường môi giới là thực trạng đã diễn ra nhiều năm nay trong ngành XKLĐ. Nhiều người lao động nông thôn do thiếu thông tin đã rơi vào "bẫy" của kẻ lừa đảo.
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang tòa án cùng cấp để truy tố Nguyễn Tuấn Anh (SN 1972, trú quận 3, TP.HCM), Nguyễn Đức Lễ (SN 1968, trú xã Phước Đồng, TP.Nha Trang) và Phạm Thị Hồng Phúc (SN 1983, trú quận 3, TP.HCM) cùng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Từ tháng 12/2010 đến tháng 6/2012, bằng cách giả vờ tìm người sang Ailen lao động, Tuấn Anh đã chiếm đoạt hơn 2,3 tỷ đồng, 2.000 USD, 7.000 euro của nhiều người dân ở TP. HCM và tỉnh Khánh Hòa. Từ tháng 6/2012 đến tháng 1/2013, Tuấn Anh nói Lễ dụ dỗ nhiều người dân ở TP. Nha Trang cho con em họ đi lao động ở Ailen. Lễ đã tự đặt ra mức tiền cao hơn mức mà Tuấn Anh yêu cầu, qua đó chiếm đoạt hơn 550 triệu đồng của 18 người để tiêu xài cá nhân. Phúc biết rõ Tuấn Anh không có khả năng đưa người đi lao động nhưng vẫn thông qua Lễ để giúp Tuấn Anh chiếm đoạt hơn 390 triệu đồng.
Cũng theo tìm hiểu của PV, hiện nay người lao động thị trường Đài Loan luôn dẫn đầu về số lượng lao động đi xuất khẩu. Thị trường này dễ tìm kiếm việc làm, điều kiện sống gần giống Việt Nam, chi phí không quá cao khoảng 4.000 USD (kể cả phí môi giới). Tuy nhiên, trên thực tế, người lao động không bao giờ chạm được mức đóng thấp như thế bởi phải trả nhiều khoản phí dành cho môi giới.
Minh bạch hoá thông tin để xoá "phí đen"
Kết quả khảo sát của CSAGA cũng cho thấy, nhóm dễ bị trở thành nạn nhân mua bán người chủ yếu là nhóm trình độ học vấn thấp và là nông dân. Phần lớn người làm thủ tục đi nước ngoài làm việc qua "cò" và môi giới, không giao dịch trực tiếp với công ty được phép đưa lao động ra nước ngoài làm việc.
"Đáng lo ngại phần lớn thủ tục, giấy tờ không minh bạch, tiền thực nộp và biên nhận. Điển hình, một lao động ở Hà Nam đã bị lừa đến 7.000 USD, để được đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, sau gần một năm, người lao động vẫn mòn mỏi chờ đợi, còn doanh nghiệp môi giới đã "lặn mất tăm".
Đa phần những người này trước khi đi XKLĐ đều không biết mình là nạn nhân của nạn bóc lột lao động, lừa đảo và buôn bán người. Chỉ sau khi đến nước bạn, bị bóc lột, bị phá vỡ hợp đồng lao động, họ mới hay mình đã bị lừa đảo" - bà Nguyễn Thị Văn, thành viên của CSAGA cho hay.
Trên thực tế, vấn nạn người lao động bị lừa đảo qua đường môi giới là thực trạng đã diễn ra nhiều năm nay trong ngành XKLĐ. Nhiều người lao động nông thôn do thiếu thông tin đã rơi vào "bẫy" của kẻ lừa đảo.
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang tòa án cùng cấp để truy tố Nguyễn Tuấn Anh (SN 1972, trú quận 3, TP.HCM), Nguyễn Đức Lễ (SN 1968, trú xã Phước Đồng, TP.Nha Trang) và Phạm Thị Hồng Phúc (SN 1983, trú quận 3, TP.HCM) cùng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Từ tháng 12/2010 đến tháng 6/2012, bằng cách giả vờ tìm người sang Ailen lao động, Tuấn Anh đã chiếm đoạt hơn 2,3 tỷ đồng, 2.000 USD, 7.000 euro của nhiều người dân ở TP. HCM và tỉnh Khánh Hòa. Từ tháng 6/2012 đến tháng 1/2013, Tuấn Anh nói Lễ dụ dỗ nhiều người dân ở TP. Nha Trang cho con em họ đi lao động ở Ailen. Lễ đã tự đặt ra mức tiền cao hơn mức mà Tuấn Anh yêu cầu, qua đó chiếm đoạt hơn 550 triệu đồng của 18 người để tiêu xài cá nhân. Phúc biết rõ Tuấn Anh không có khả năng đưa người đi lao động nhưng vẫn thông qua Lễ để giúp Tuấn Anh chiếm đoạt hơn 390 triệu đồng.
Cũng theo tìm hiểu của PV, hiện nay người lao động thị trường Đài Loan luôn dẫn đầu về số lượng lao động đi xuất khẩu. Thị trường này dễ tìm kiếm việc làm, điều kiện sống gần giống Việt Nam, chi phí không quá cao khoảng 4.000 USD (kể cả phí môi giới). Tuy nhiên, trên thực tế, người lao động không bao giờ chạm được mức đóng thấp như thế bởi phải trả nhiều khoản phí dành cho môi giới.
Minh bạch hoá thông tin để xoá "phí đen"
Theo tin từ cục Quản lý lao động Ngoài nước (bộ LĐ-TB&XH), năm 2014 có khá nhiều cánh cửa đang mở rộng đối với lao động Việt Nam. Thị trường lao động khu vực Trung Đông đang có dấu hiệu phục hồi trở lại.
Đối với các nước ở khu vực châu Phi và Trung Đông, Việt Nam sẽ ký kết thỏa thuận cấp bộ trong một số lĩnh vực để tạo điều kiện phát triển việc làm an toàn cho lao động. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang xúc tiến ký thỏa thuận hợp tác lao động như với Đức, Thái Lan. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thị trường lao động càng "rộng cửa" thì "cò" càng có đất hoành hành?!
Nhận định về thực trạng lừa đảo XKLĐ, ông Đào Công Hải - Phó cục trưởng cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hiện có 178 doanh nghiệp (DN) XKLĐ được cấp phép theo pháp luật. Người lao động đi theo đường chính ngạch thì gần như không có chuyện bị bóc lột, hay lừa đảo.
Tuy nhiên, dù có rất nhiều vụ việc lừa đảo đã xảy ra nhưng người lao động vẫn không "tỉnh", chấp nhận bỏ chi phí cao để được đi nhanh và kết cục cảnh nghèo lại nợ nần chồng chất. Trong khi đó, với mức phạt từ 30-50 triệu đồng thì DN vẫn chấp nhận được để rồi tái phạm. "Vì vậy, chúng tôi vừa có cuộc họp bàn với nhiều bộ, ngành liên quan ở những nước mà người lao động sẽ sang làm việc để ký biên bản làm việc đặc biệt, trong đó sẽ siết chặt hơn các quy định xử phạt này", ông Hải nhấn mạnh.
Theo quy định, DN đưa lao động sang Đài Loan làm việc chỉ được phép thu tối đa 4.000 USD/người (bao gồm cả phí môi giới), nhưng thực tế người lao động vẫn đang phải trả mức phí cao hơn rất nhiều. Bộ LĐ-TB&XH đã có văn bản quy định chi tiết mức phí người lao động phải đóng khi sang làm việc tại Đài Loan nhưng hầu hết các DN khi được kiểm tra đều không tuân thủ.
Nguyên nhân là do để cạnh tranh với các nước trong khu vực, giành được đơn hàng, hợp đồng về cho mình, thay vì nâng cao chất lượng lao động, DN luôn sẵn sàng trả một mức phí cao hơn so với quy định cho DN môi giới sở tại. Và mọi chi phí lại đổ lên đầu người lao động.
"Chưa dừng lại ở đó, nhiều DN còn dùng "chiêu" giảm chi phí cho lao động trước khi đi bằng cách chỉ thu phí môi giới cho một năm làm việc, phần phí môi giới còn lại sẽ được chủ sử dụng trừ vào lương lao động. Thế mới có chuyện, lao động Việt Nam phải trả mức phí môi giới cao nhất trong khu vực nhưng thu nhập lại thấp hơn so với lao động các nước", ông Hải phân tích.
Để kiểm soát tình trạng này, theo ông Hải: "Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ minh bạch hóa thông tin, minh bạch hóa thị trường, cùng với đó là sự phối hợp thông tin giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các cơ quan truyền thông khi có sự vụ xảy ra đối với lao động Việt Nam ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, cũng cần có cơ chế để DN tạo nguồn lao động chất lượng. Bộ LĐ-TB&XH cũng đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo kiểm tra, thanh tra các đầu mối của các DN có hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; yêu cầu xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định. Ngoài ra, tổ chức thông tin về những quy định XKLĐ để tránh cho người lao động bị các tổ chức, cá nhân lợi dụng, lừa đảo".
Theo tin từ cục Quản lý lao động Ngoài nước, trong năm 2013, Cục đã tạm dừng hoạt động của 18 công ty XKLĐ vì thu phí của người lao động sai quy định. Mới đây, Cục đã phát hiện và tạm ngừng hoạt động của 25 DN XKLĐ do thu phí cao hơn so với quy định; giữ lại một phần tiền lương hàng tháng của người lao động không đúng quy định pháp luật; khấu trừ tiền ăn, ở cao hơn hợp đồng công ty đã đăng ký...
Đối với các nước ở khu vực châu Phi và Trung Đông, Việt Nam sẽ ký kết thỏa thuận cấp bộ trong một số lĩnh vực để tạo điều kiện phát triển việc làm an toàn cho lao động. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang xúc tiến ký thỏa thuận hợp tác lao động như với Đức, Thái Lan. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thị trường lao động càng "rộng cửa" thì "cò" càng có đất hoành hành?!
Nhận định về thực trạng lừa đảo XKLĐ, ông Đào Công Hải - Phó cục trưởng cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hiện có 178 doanh nghiệp (DN) XKLĐ được cấp phép theo pháp luật. Người lao động đi theo đường chính ngạch thì gần như không có chuyện bị bóc lột, hay lừa đảo.
Tuy nhiên, dù có rất nhiều vụ việc lừa đảo đã xảy ra nhưng người lao động vẫn không "tỉnh", chấp nhận bỏ chi phí cao để được đi nhanh và kết cục cảnh nghèo lại nợ nần chồng chất. Trong khi đó, với mức phạt từ 30-50 triệu đồng thì DN vẫn chấp nhận được để rồi tái phạm. "Vì vậy, chúng tôi vừa có cuộc họp bàn với nhiều bộ, ngành liên quan ở những nước mà người lao động sẽ sang làm việc để ký biên bản làm việc đặc biệt, trong đó sẽ siết chặt hơn các quy định xử phạt này", ông Hải nhấn mạnh.
Theo quy định, DN đưa lao động sang Đài Loan làm việc chỉ được phép thu tối đa 4.000 USD/người (bao gồm cả phí môi giới), nhưng thực tế người lao động vẫn đang phải trả mức phí cao hơn rất nhiều. Bộ LĐ-TB&XH đã có văn bản quy định chi tiết mức phí người lao động phải đóng khi sang làm việc tại Đài Loan nhưng hầu hết các DN khi được kiểm tra đều không tuân thủ.
Nguyên nhân là do để cạnh tranh với các nước trong khu vực, giành được đơn hàng, hợp đồng về cho mình, thay vì nâng cao chất lượng lao động, DN luôn sẵn sàng trả một mức phí cao hơn so với quy định cho DN môi giới sở tại. Và mọi chi phí lại đổ lên đầu người lao động.
"Chưa dừng lại ở đó, nhiều DN còn dùng "chiêu" giảm chi phí cho lao động trước khi đi bằng cách chỉ thu phí môi giới cho một năm làm việc, phần phí môi giới còn lại sẽ được chủ sử dụng trừ vào lương lao động. Thế mới có chuyện, lao động Việt Nam phải trả mức phí môi giới cao nhất trong khu vực nhưng thu nhập lại thấp hơn so với lao động các nước", ông Hải phân tích.
Để kiểm soát tình trạng này, theo ông Hải: "Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ minh bạch hóa thông tin, minh bạch hóa thị trường, cùng với đó là sự phối hợp thông tin giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các cơ quan truyền thông khi có sự vụ xảy ra đối với lao động Việt Nam ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, cũng cần có cơ chế để DN tạo nguồn lao động chất lượng. Bộ LĐ-TB&XH cũng đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo kiểm tra, thanh tra các đầu mối của các DN có hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; yêu cầu xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định. Ngoài ra, tổ chức thông tin về những quy định XKLĐ để tránh cho người lao động bị các tổ chức, cá nhân lợi dụng, lừa đảo".
Theo tin từ cục Quản lý lao động Ngoài nước, trong năm 2013, Cục đã tạm dừng hoạt động của 18 công ty XKLĐ vì thu phí của người lao động sai quy định. Mới đây, Cục đã phát hiện và tạm ngừng hoạt động của 25 DN XKLĐ do thu phí cao hơn so với quy định; giữ lại một phần tiền lương hàng tháng của người lao động không đúng quy định pháp luật; khấu trừ tiền ăn, ở cao hơn hợp đồng công ty đã đăng ký...
Đăng nhận xét