Dành cho các bạn có ý định ứng tuyển vào công ty Nhật Bản. Nhưng hoàn toàn có thể tham khảo cho các hình thức phỏng vấn khác. vì nó có nhiều câu hỏi chung.
1.【 Điểm mạnh, điểm yếu 】
■Nên: nêu điểm mạnh cần kèm theo ví dụ cụ thể trong quá khứ. Điểm yếu phải nói kèm với cách cải thiện.
■Không nên: nói điểm mạnh mà không liên quan tới công việc hay nói điểm yếu mà quá ảnh hưởng tới công việc.
2. 【Tương lai】
■Nên: đặt ra mục tiêu 5 năm. “Tôi sẽ trở thành quản lí nhóm kinh doanh”.
■Nên: đặt ra mục tiêu 5 năm. “Tôi sẽ trở thành quản lí nhóm kinh doanh”.
■Không nên: đưa ra mục tiêu mà không có kế hoạch hành động cụ thể.
3. 【Lý do ứng tuyển】
■Nên: “tôi thích ngành nghề kinh doanh của công ty/môi trường đa văn hóa/vị trí ứng tuyển...”
■Nên: “tôi thích ngành nghề kinh doanh của công ty/môi trường đa văn hóa/vị trí ứng tuyển...”
■Không nên: chỉ nói đến vị trí ứng tuyển .
4. 【Lý do nghỉ làm công việc cũ】
■Nên: nói đến tương lai hơn là quá khứ. Công việc cũ không còn đúng định hướng nữa hay muốn phát triển bản thân trong môi trường thử thách hơn.
■Nên: nói đến tương lai hơn là quá khứ. Công việc cũ không còn đúng định hướng nữa hay muốn phát triển bản thân trong môi trường thử thách hơn.
■Không nên: nói không tốt về công ty cũ, cho dù là công việc hay con người.
5. 【Những khó khăn từng gặp ở công việc cũ?】
■Nên: gắn liền khó khăn đó với điểm yếu của mình. Qua những khó khăn đó bạn đã học hỏi được gì để cải thiện điểm yếu của mình.
■Nên: gắn liền khó khăn đó với điểm yếu của mình. Qua những khó khăn đó bạn đã học hỏi được gì để cải thiện điểm yếu của mình.
■Không nên: nêu ra những khó khăn phụ thuộc vào ngoại cảnh mà không có biện pháp khắc phục.
6. 【Ngoài công ty Tôi, bạn có ứng tuyển vào công ty khác không?】
■Nên: nếu có ứng tuyển nhiều công ty thì bạn nên khéo léo một chút. Nhà tuyển dụng muốn biết định hướng nghề nghiệp của bạn có rõ ràng không và lí do bạn không chọn những công ty đó là gì. Nên kể những vị trí mà gần giống với công việc đang ứng tuyển và cũng cần chuẩn bị lí do không chọn những công ty trên.
■Nên: nếu có ứng tuyển nhiều công ty thì bạn nên khéo léo một chút. Nhà tuyển dụng muốn biết định hướng nghề nghiệp của bạn có rõ ràng không và lí do bạn không chọn những công ty đó là gì. Nên kể những vị trí mà gần giống với công việc đang ứng tuyển và cũng cần chuẩn bị lí do không chọn những công ty trên.
7. 【Bạn có câu hỏi gì không?】
■Nên: hỏi về kế hoạch công việc của vị trí ứng tuyển trong dài hạn, định hướng phát triển của công ty hay môi trường văn hóa, phong cách làm việc.
■Nên: hỏi về kế hoạch công việc của vị trí ứng tuyển trong dài hạn, định hướng phát triển của công ty hay môi trường văn hóa, phong cách làm việc.
■Không nên: Nếu toàn hỏi về lương bổng, thành tích thì cũng có trường hợp sẽ nhận điểm trừ.
Đăng nhận xét