Nhiều năm nay, xuất khẩu lao động Hàn Quốc là một trong những bài toán kinh tế mang lại thu nhập cao cho người lao động (NLĐ), giúp họ “đổi đời” chỉ trong vài năm. Để đạt được “quả ngọt” ấy cũng là cả một hành trình đầy gian nan. Nhưng hiện các cấp quản lý đang rất đau đầu về vấn đề NLĐ quá hạn, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Thiếu vốn, thiếu cả thông tin
Hơn 6 năm trước, qua bạn bè, con trai ông T ở xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa được biết đến chương trình đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc có thu nhập khá cao (chừng 10-20 triệu đồng/tháng). Ông T đã cất công đi vay mượn người thân, bạn bè để lo cho đủ số tiền hơn 100 triệu đồng. Qua kênh người quen của bạn, con trai ông T đã mạnh dạn đưa 50 triệu đồng để đặt cọc. Kể từ khi trao tiền, người nhận tiền hứa sẽ lo được đã “cao chạy xa bay”, bặt vô âm tín. Con trai ông T vừa mất tiền vừa không đi Hàn Quốc được dù đã nhiều ngày tìm kiếm. Với con trai ông T và gia đình thì số tiền 50 triệu đồng là quá lớn. Do quá sốc và xót của, con trai ông T đã mắc chứng bệnh tâm thần. Ông T vừa lo trả nợ, vừa phải đưa con đi chữa bệnh.
Đó là câu chuyện hy hữu xảy ra những năm trước. NLĐ thiếu thông tin, nhẹ dạ cả tin vào các đối tượng giả danh, mạo danh các đơn vị, tổ chức. Từ bài học kinh nghiệm ấy, nhiều NLĐ ở xã Trung Tú đã tìm đến kênh chính thống là Cục quản lý NLĐ nước ngoài – Bộ Lao động – TBXH để đi và họ trở về với thành quả là những ngôi nhà mới, khang trang mọc lên, góp phần cải thiện đáng kể đời sống nông thôn nơi đây.
Theo quan niệm của nhiều người dân Việt Nam, việc phải “tha hương” ở xứ người để kiếm kế sinh nhai là điều “cực chẳng đã”. Điều này thể hiện rõ ở những địa phương phát triển, có nghề thủ công truyền thống, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài rất ít so với các địa phương có điều kiện khó khăn hơn. Xã Thụy An, huyện Ba Vì là một điển hình, trong những năm gần đây có tới hơn 30 người đi lao động ở Hàn Quốc. Đa số NLĐ thuộc diện gia đình khó khăn. Để có được số tiền 100 triệu đồng ký quỹ theo quy định, cộng với tiền chi phí học ngoại ngữ và chi phí khác trước khi đi khoảng hơn 150 triệu đồng là rất khó khăn, chủ yếu họ vay mượn, thậm chí vay lãi cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà NLĐ khi làm việc tại Hàn Quốc sắp hết thời hạn hợp đồng thì trốn ra ngoài làm và cư trú bất hợp pháp. Phần lớn là do tâm lý tiếc số tiền đầu tư nên cố níu kéo ở lại bằng mọi cách để kiếm thêm được số tiền khá khá hơn trước khi trở về nước. Nguyên do thứ hai và chính yếu là tiền công lao động ở Hàn Quốc cao hơn nhiều so với ở Việt Nam, đặc biệt là cơ hội tìm việc ở đó dễ dàng hơn so với việc về nước thất nghiệp.
Theo nhận định của ông Nguyễn Ngọc Chiến, Phó trưởng Phòng Lao động-TBXH huyện Mỹ Đức, nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là do nhận thức của NLĐ cũng như gia đình, người thân NLĐ. Họ chưa hiểu rõ các quy định, chính sách ưu đãi của nhà nước dành cho NLĐ tuân thủ đúng, về đúng hạn.
… đến buông lỏng quản lý
Theo quy định hiện nay, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hoàn thiện hồ sơ ở UBND xã, phường, thị trấn. Phòng LĐ-TBXH cấp huyện, quận, thị xã không quản lý trực tiếp vấn đề này và phải đợi có được báo cáo từ cấp Sở Lao động – TBXH thành phố. Nhiều năm nay, con số thống kê về NLĐ đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc cũng như các nước khác trên thế giới đều “vượt tầm” kiểm soát của phòng.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Chiến trăn trở, trong khi NLĐ đi làm việc ở nước ngoài bằng nhiều kênh: qua các công ty, các tổ chức, cá nhân, phòng không có căn cứ nào để quản lý. Chỉ khi được giao nhiệm vụ giải quyết vụ việc cụ thể thì thực hiện. Ví dụ như, vụ lao động đi LiBi trở về nước được hỗ trợ, Phòng Lao động –TBXH huyện Mỹ Đức được giao nhiệm vụ chuyển tiền cho NLĐ.
Về UBND cấp xã, ngoài việc xác minh lý lịch để hoàn thiện hồ sơ cho NLĐ cũng không có được thống kê cụ thể nào. Như vậy, Phòng Lao động-TBXH cấp huyện và UBND cấp xã chỉ thực hiện chức năng tuyên truyền, vận động thân nhân NLĐ ký cam kết kêu gọi NLĐ quá hạn trở về nước. Ngay cả đối với những trường hợp có thông báo bị xử phạt NLĐ về quá hạn và cư trú bất hợp pháp theo Quyết định số 90/QĐ-XPVPHC được gửi về cấp phòng và UBND cấp xã thì việc thi hành cũng còn là vấn đề nan giải.
Những vấn đề trên gây khó khăn trong việc thống kê, quản lý và đánh giá về tình hình NLĐ đi nước ngoài cho thấy thực tế của việc “buông hờ” trong quản lý NLĐ đi làm việc ở nước ngoài ngay từ cơ sở.
Thiếu vốn, thiếu cả thông tin
Hơn 6 năm trước, qua bạn bè, con trai ông T ở xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa được biết đến chương trình đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc có thu nhập khá cao (chừng 10-20 triệu đồng/tháng). Ông T đã cất công đi vay mượn người thân, bạn bè để lo cho đủ số tiền hơn 100 triệu đồng. Qua kênh người quen của bạn, con trai ông T đã mạnh dạn đưa 50 triệu đồng để đặt cọc. Kể từ khi trao tiền, người nhận tiền hứa sẽ lo được đã “cao chạy xa bay”, bặt vô âm tín. Con trai ông T vừa mất tiền vừa không đi Hàn Quốc được dù đã nhiều ngày tìm kiếm. Với con trai ông T và gia đình thì số tiền 50 triệu đồng là quá lớn. Do quá sốc và xót của, con trai ông T đã mắc chứng bệnh tâm thần. Ông T vừa lo trả nợ, vừa phải đưa con đi chữa bệnh.
Đó là câu chuyện hy hữu xảy ra những năm trước. NLĐ thiếu thông tin, nhẹ dạ cả tin vào các đối tượng giả danh, mạo danh các đơn vị, tổ chức. Từ bài học kinh nghiệm ấy, nhiều NLĐ ở xã Trung Tú đã tìm đến kênh chính thống là Cục quản lý NLĐ nước ngoài – Bộ Lao động – TBXH để đi và họ trở về với thành quả là những ngôi nhà mới, khang trang mọc lên, góp phần cải thiện đáng kể đời sống nông thôn nơi đây.
Theo nhận định của ông Nguyễn Ngọc Chiến, Phó trưởng Phòng Lao động-TBXH huyện Mỹ Đức, nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là do nhận thức của NLĐ cũng như gia đình, người thân NLĐ. Họ chưa hiểu rõ các quy định, chính sách ưu đãi của nhà nước dành cho NLĐ tuân thủ đúng, về đúng hạn.
… đến buông lỏng quản lý
Theo quy định hiện nay, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hoàn thiện hồ sơ ở UBND xã, phường, thị trấn. Phòng LĐ-TBXH cấp huyện, quận, thị xã không quản lý trực tiếp vấn đề này và phải đợi có được báo cáo từ cấp Sở Lao động – TBXH thành phố. Nhiều năm nay, con số thống kê về NLĐ đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc cũng như các nước khác trên thế giới đều “vượt tầm” kiểm soát của phòng.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Chiến trăn trở, trong khi NLĐ đi làm việc ở nước ngoài bằng nhiều kênh: qua các công ty, các tổ chức, cá nhân, phòng không có căn cứ nào để quản lý. Chỉ khi được giao nhiệm vụ giải quyết vụ việc cụ thể thì thực hiện. Ví dụ như, vụ lao động đi LiBi trở về nước được hỗ trợ, Phòng Lao động –TBXH huyện Mỹ Đức được giao nhiệm vụ chuyển tiền cho NLĐ.
Về UBND cấp xã, ngoài việc xác minh lý lịch để hoàn thiện hồ sơ cho NLĐ cũng không có được thống kê cụ thể nào. Như vậy, Phòng Lao động-TBXH cấp huyện và UBND cấp xã chỉ thực hiện chức năng tuyên truyền, vận động thân nhân NLĐ ký cam kết kêu gọi NLĐ quá hạn trở về nước. Ngay cả đối với những trường hợp có thông báo bị xử phạt NLĐ về quá hạn và cư trú bất hợp pháp theo Quyết định số 90/QĐ-XPVPHC được gửi về cấp phòng và UBND cấp xã thì việc thi hành cũng còn là vấn đề nan giải.
Những vấn đề trên gây khó khăn trong việc thống kê, quản lý và đánh giá về tình hình NLĐ đi nước ngoài cho thấy thực tế của việc “buông hờ” trong quản lý NLĐ đi làm việc ở nước ngoài ngay từ cơ sở.
Đăng nhận xét