Trong giai đoạn cuối năm này, hầu hết các thị trường xuất khẩu lao động đều chững lại. Đặc biệt những thị trường cấp thấp, mang tính chất xóa đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề việc làm như Đài Loan, Malaysia, Trung Đông,... Thị trường Nhật Bản đang có sức hút lớn đối với lao động do theo văn hóa của Nhật thì họ vừa ăn tết xong (tết Nhật nghỉ theo kỳ Noel của phương Tây).
Đây là thời điểm xí nghiệp Nhật Bản bắt đầu một năm tài khóa mới, các xí nghiệp tích cực tuyển chọn lao động để giải quyết vấn đề nhân công. Đối với lao động thị trường Nhật Bản thì đi được không chỉ là cơ hội kiếm tiền, làm giàu lớn mà còn là bước tiếp thu công nghệ, học việc định hướng dài hạn.
Người lao động có thu nhập khá với mức lương thấp nhất là 12 triệu đồng/tháng; cao nhất như điều dưỡng viên, hộ lý mức lương có thể lên đến 45 triệu đồng/tháng.
Dịp cuối năm là cơ hội tốt cho người lao động khi tham gia xuất khẩu lao động Nhật
Trong năm qua, gần 20.000 lao động sang Nhật Bản làm việc và phía Nhật Bản cũng đánh giá tốt về chất lượng lao động Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động lo ngại thời điểm cuối năm người lao động không muốn xa gia đình để đi làm xa, vì vậy sẽ khó có đủ LĐ theo đơn hàng mà đối tác đặt. Trong khi đó, với những đơn hàng tiềm năng, nếu không đáp ứng kịp sẽ mất cơ hội hợp tác. Doanh nghiệp cũng không thể vì thiếu lao động mà tuyển dụng ồ ạt lao động kém chất lượng. Vì vậy, dù nhiều đơn hàng, dù khó khăn nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất cẩn trọng để có được những lao động chất lượng cao.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, đây là thời điểm phía Nhật Bản quan tâm đến lao động Việt Nam ở mức cao nhất, tăng 160% so với năm 2013. Thực tế, Nhật Bản đã mở cửa rộng hơn với lao động Việt Nam sau khi các thỏa thuận liên Chính phủ được ký kết. Cụ thể là bớt khắt khe hơn với các chỉ tiêu tuyển dụng đầu vào, từ chiều cao, trình độ học vấn, ngoại ngữ, tay nghề, thời gian đăng ký xuất cảnh cũng được rút ngắn… để người lao động Việt Nam dễ dàng vượt qua các đợt thi tuyển sang làm việc tại nước này. Tuy nhiên, bớt khắt khe không có nghĩa là dễ dãi.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Giai đoạn 2015-2020, Nhật Bản cần 20.000 LĐVN trong lĩnh vực xây dựng để chuẩn bị các công trình thể thao phục vụ Olympic 2020. Một lý do khác là dân số Nhật Bản ngày càng già hóa (23% dân số ở độ tuổi trên 65 tuổi), LĐ phổ thông và LĐ nông nghiệp tại Nhật Bản đều đã có tuổi nên việc "nhập khẩu" LĐ trẻ là điều tất yếu. Tại Đông Nam Á, Việt Nam là nước thứ ba (cùng với Indonesia và Philippines) được Nhật Bản đào tạo và hướng nghiệp cho hộ lý và điều dưỡng viên để sang nước này làm việc trong 2-4 năm. Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã có những ký kết với các hoạt động xúc tiến XKLĐ. Các đoàn doanh nghiệp, nghiệp đoàn của Nhật Bản đã sang thăm, khảo sát thị trường Việt Nam và tìm hiểu cơ hội hợp tác tại Việt Nam.
Đây là thời điểm xí nghiệp Nhật Bản bắt đầu một năm tài khóa mới, các xí nghiệp tích cực tuyển chọn lao động để giải quyết vấn đề nhân công. Đối với lao động thị trường Nhật Bản thì đi được không chỉ là cơ hội kiếm tiền, làm giàu lớn mà còn là bước tiếp thu công nghệ, học việc định hướng dài hạn.
Người lao động có thu nhập khá với mức lương thấp nhất là 12 triệu đồng/tháng; cao nhất như điều dưỡng viên, hộ lý mức lương có thể lên đến 45 triệu đồng/tháng.
Dịp cuối năm là cơ hội tốt cho người lao động khi tham gia xuất khẩu lao động Nhật
Trong năm qua, gần 20.000 lao động sang Nhật Bản làm việc và phía Nhật Bản cũng đánh giá tốt về chất lượng lao động Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động lo ngại thời điểm cuối năm người lao động không muốn xa gia đình để đi làm xa, vì vậy sẽ khó có đủ LĐ theo đơn hàng mà đối tác đặt. Trong khi đó, với những đơn hàng tiềm năng, nếu không đáp ứng kịp sẽ mất cơ hội hợp tác. Doanh nghiệp cũng không thể vì thiếu lao động mà tuyển dụng ồ ạt lao động kém chất lượng. Vì vậy, dù nhiều đơn hàng, dù khó khăn nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất cẩn trọng để có được những lao động chất lượng cao.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, đây là thời điểm phía Nhật Bản quan tâm đến lao động Việt Nam ở mức cao nhất, tăng 160% so với năm 2013. Thực tế, Nhật Bản đã mở cửa rộng hơn với lao động Việt Nam sau khi các thỏa thuận liên Chính phủ được ký kết. Cụ thể là bớt khắt khe hơn với các chỉ tiêu tuyển dụng đầu vào, từ chiều cao, trình độ học vấn, ngoại ngữ, tay nghề, thời gian đăng ký xuất cảnh cũng được rút ngắn… để người lao động Việt Nam dễ dàng vượt qua các đợt thi tuyển sang làm việc tại nước này. Tuy nhiên, bớt khắt khe không có nghĩa là dễ dãi.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Giai đoạn 2015-2020, Nhật Bản cần 20.000 LĐVN trong lĩnh vực xây dựng để chuẩn bị các công trình thể thao phục vụ Olympic 2020. Một lý do khác là dân số Nhật Bản ngày càng già hóa (23% dân số ở độ tuổi trên 65 tuổi), LĐ phổ thông và LĐ nông nghiệp tại Nhật Bản đều đã có tuổi nên việc "nhập khẩu" LĐ trẻ là điều tất yếu. Tại Đông Nam Á, Việt Nam là nước thứ ba (cùng với Indonesia và Philippines) được Nhật Bản đào tạo và hướng nghiệp cho hộ lý và điều dưỡng viên để sang nước này làm việc trong 2-4 năm. Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã có những ký kết với các hoạt động xúc tiến XKLĐ. Các đoàn doanh nghiệp, nghiệp đoàn của Nhật Bản đã sang thăm, khảo sát thị trường Việt Nam và tìm hiểu cơ hội hợp tác tại Việt Nam.
Đăng nhận xét