Sau vụ lừa đảo đưa người đi xuất khẩu lao động ở các nước Hàn Quốc, Canada… chiếm đoạt số tiền trên 7 tỷ đồng tại Nghệ An, có thể thấy nhiều người dân kể cả cán bộ xã, những nạn nhân trong vụ lừa đảo, đều chưa tìm hiểu các thông tin cần thiết liên quan đến xuất khẩu lao động.
Vừa qua, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã bắt khẩn cấp Ngô Thu Lý (sinh năm 1983) và Giáp Văn Trung (sinh năm 1978) cùng trú tại xã Việt Lập, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, Chu Ngọc Lâm (sinh năm 1982, trú tại xã Tiến Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) vì có hành vi lừa đảo đưa người đi xuất khẩu lao động ở các nước Hàn Quốc, Canada…
Ông Nguyễn Hải Bích, trú tại xóm 6A, xã Tiến Thành, huyện Yên Thành cho biết: Con trai ông là Nguyễn Hải Hậu (sinh năm 1991) học xong Trung học phổ thông, không có nghề nghiệp nên muốn đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, Hậu lại bị trượt khi lấy chứng chỉ tiếng Hàn, sau đó thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc đóng cửa nên phải chờ đợi.
Tháng 8/2013, Chu Ngọc Lâm tìm đến nói với gia đình ông Bích là có quen biết với cán bộ Thanh tra Chính phủ nên sẽ "lo lót" để đưa Hậu đi Hàn Quốc với giá 14.000 USD. Thiếu cảnh giác, chưa tìm hiểu rõ ràng cộng với tính nhẹ dạ, cả tin, lại thấy gia đình Lâm là chỗ thân quen, cả bố và mẹ Lâm đều là đảng viên nên gia đình ông Bích đã vay ngân hàng 7.000 USD và 6 triệu đồng tiền mặt đặt cọc cho Lâm. Số tiền còn lại sẽ đưa khi con ông chuẩn bị lên máy bay.
Sau khi nhận tiền, Lâm đã dần hiện rõ bản chất lừa đảo khi 4 - 5 lần báo tin cho gia đình ông Bích lịch bay, rồi sắp đến ngày bay lại thông báo chuyến bay bị hoãn vì nhiều lý do khác nhau. Hiện nay, gánh nặng tiền vay ngân hàng khoảng 150 triệu đồng, hàng tháng phải trả gần 2 triệu đồng tiền lãi đang đè nặng lên gia đình ông Bích.
Không chỉ những người nông dân thiếu hiểu biết về các thông tin đi làm việc tại nước ngoài mà ngay cả ông Đặng Đình Ty - Phó Chủ tịch UBND xã và ông Trần Đình Sâm - Phó Công an xã Tiến Thành, huyện Yên Thành cũng nhẹ dạ, cả tin nộp cho Giáp Văn Trung là đồng bọn với Lâm mỗi người 10.000 USD để "lo lót" đưa con sang Hàn Quốc làm việc. Các đối tượng còn mượn Hội trường UBND xã Tiến Thành để thực hiện hành vi lừa đảo và giới thiệu Ngô Thu Lý là cán bộ Thanh tra Chính phủ để thực hiện hành vi lừa đảo một cách công khai, giả mạo các con dấu và các giấy tờ.
Ông Hà Danh Tuệ, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Thành cho biết: Qua vụ việc này cho thấy chính quyền địa phương cần đề cao cảnh giác đối với những đối tượng tuyển người đi xuất khẩu lao động, kịp thời báo lên cơ quan chức năng để có hình thức giải quyết nếu phát hiện sai phạm.
Xã Tiến Thành có số lượng người đi xuất khẩu lao động ở các nước khá đông với 212 người, con số này chắc chắn sẽ tăng lên trong các năm tiếp theo, Vì vậy chính quyền địa phương đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, định hướng thông tin cần thiết về các thủ tục, hồ sơ, giấy tờ pháp lý, chế độ vay vốn của ngân hàng…; đồng thời vận động, hướng dẫn những người bị hại tại địa phương làm tường trình gửi Công an huyện Yên Thành để phục vụ công tác điều tra.
Cùng với đó, địa phương tăng cường vận động người dân đặc biệt là thanh niên tham gia các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn; khuyến khích người dân tận dụng lợi thế diện tích đất lâm nghiệp để phát triển các mô hình kinh tế hộ nhằm phát triển kinh tế địa phương, tạo điều kiện cho thanh niên có việc làm, có thể làm giàu chính đáng tại quê hương.
Theo ông Phạm Xuân Tuyết, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Yên Thành, việc một số gia đình bị lừa, mất tiền trong việc lo cho con, người nhà đi xuất khẩu lao động là bài học đắt giá không chỉ ở huyện Yên Thành mà còn của nhiều địa phương khác trong tỉnh. Để đảm bảo quyền lợi của mình, tránh những rủi ro không đáng có, người lao động cần đề cao cảnh giác, nắm bắt các thông tin cần thiết trước khi đi xuất khẩu lao động. Nếu người dân có nhu cầu đi xuất khẩu lao động nên liên hệ qua Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Hai đối tượng Ngô Thu Lý và Giáp Văn Trung tại Cơ quan điều tra. Ảnh: nhandan.com.vn
|
Ông Nguyễn Hải Bích, trú tại xóm 6A, xã Tiến Thành, huyện Yên Thành cho biết: Con trai ông là Nguyễn Hải Hậu (sinh năm 1991) học xong Trung học phổ thông, không có nghề nghiệp nên muốn đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, Hậu lại bị trượt khi lấy chứng chỉ tiếng Hàn, sau đó thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc đóng cửa nên phải chờ đợi.
Tháng 8/2013, Chu Ngọc Lâm tìm đến nói với gia đình ông Bích là có quen biết với cán bộ Thanh tra Chính phủ nên sẽ "lo lót" để đưa Hậu đi Hàn Quốc với giá 14.000 USD. Thiếu cảnh giác, chưa tìm hiểu rõ ràng cộng với tính nhẹ dạ, cả tin, lại thấy gia đình Lâm là chỗ thân quen, cả bố và mẹ Lâm đều là đảng viên nên gia đình ông Bích đã vay ngân hàng 7.000 USD và 6 triệu đồng tiền mặt đặt cọc cho Lâm. Số tiền còn lại sẽ đưa khi con ông chuẩn bị lên máy bay.
Sau khi nhận tiền, Lâm đã dần hiện rõ bản chất lừa đảo khi 4 - 5 lần báo tin cho gia đình ông Bích lịch bay, rồi sắp đến ngày bay lại thông báo chuyến bay bị hoãn vì nhiều lý do khác nhau. Hiện nay, gánh nặng tiền vay ngân hàng khoảng 150 triệu đồng, hàng tháng phải trả gần 2 triệu đồng tiền lãi đang đè nặng lên gia đình ông Bích.
Không chỉ những người nông dân thiếu hiểu biết về các thông tin đi làm việc tại nước ngoài mà ngay cả ông Đặng Đình Ty - Phó Chủ tịch UBND xã và ông Trần Đình Sâm - Phó Công an xã Tiến Thành, huyện Yên Thành cũng nhẹ dạ, cả tin nộp cho Giáp Văn Trung là đồng bọn với Lâm mỗi người 10.000 USD để "lo lót" đưa con sang Hàn Quốc làm việc. Các đối tượng còn mượn Hội trường UBND xã Tiến Thành để thực hiện hành vi lừa đảo và giới thiệu Ngô Thu Lý là cán bộ Thanh tra Chính phủ để thực hiện hành vi lừa đảo một cách công khai, giả mạo các con dấu và các giấy tờ.
Ông Hà Danh Tuệ, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Thành cho biết: Qua vụ việc này cho thấy chính quyền địa phương cần đề cao cảnh giác đối với những đối tượng tuyển người đi xuất khẩu lao động, kịp thời báo lên cơ quan chức năng để có hình thức giải quyết nếu phát hiện sai phạm.
Xã Tiến Thành có số lượng người đi xuất khẩu lao động ở các nước khá đông với 212 người, con số này chắc chắn sẽ tăng lên trong các năm tiếp theo, Vì vậy chính quyền địa phương đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, định hướng thông tin cần thiết về các thủ tục, hồ sơ, giấy tờ pháp lý, chế độ vay vốn của ngân hàng…; đồng thời vận động, hướng dẫn những người bị hại tại địa phương làm tường trình gửi Công an huyện Yên Thành để phục vụ công tác điều tra.
Cùng với đó, địa phương tăng cường vận động người dân đặc biệt là thanh niên tham gia các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn; khuyến khích người dân tận dụng lợi thế diện tích đất lâm nghiệp để phát triển các mô hình kinh tế hộ nhằm phát triển kinh tế địa phương, tạo điều kiện cho thanh niên có việc làm, có thể làm giàu chính đáng tại quê hương.
Theo ông Phạm Xuân Tuyết, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Yên Thành, việc một số gia đình bị lừa, mất tiền trong việc lo cho con, người nhà đi xuất khẩu lao động là bài học đắt giá không chỉ ở huyện Yên Thành mà còn của nhiều địa phương khác trong tỉnh. Để đảm bảo quyền lợi của mình, tránh những rủi ro không đáng có, người lao động cần đề cao cảnh giác, nắm bắt các thông tin cần thiết trước khi đi xuất khẩu lao động. Nếu người dân có nhu cầu đi xuất khẩu lao động nên liên hệ qua Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đăng nhận xét