Ngoài những món ăn truyền thống nổi tiếng như sushi, tempura... ẩm thực xứ sở mặt trời mọc còn được biết đến qua những món ăn rất kinh dị, có một không hai!
1. Ếch sống:
Khi món ăn được đặt lên bàn, các “thượng đế” có thể dễ dàng nhìn thấy con ếch vẫn còn sống.
Một nhà hàng ở Nhật Bản đã gây xôn xao dư luận khi trình làng món sashimi với con ếch vẫn còn sống, ngồi chồm chỗm trên đĩa đá dù nó đã bị lột da, bỏ nội tạng. Không ít người đã tỏ ra kinh ngạc sau khi xem xong đoạn video được đăng tải trên website Stomp về món ăn có tên gọi sashimi tươi sống bởi món ăn này bao gồm cả một con ếch vẫn còn sống, ngồi chồm chỗm trên đĩa đá dù nó đã bị lột da, bỏ nội tạng.
Ngay khi có khách gọi món ăn này, các đầu bếp của nhà hàng sẽ sơ chế con ếch sống bằng cách lột da và bỏ nội tạng của nó. Khi món ăn được đặt lên bàn, các “thượng đế” có thể dễ dàng nhìn thấy con ếch vẫn còn sống, vẫn thở phập phồng và đôi mắt chớp chớp như thường.
Theo Stomp, loại ếch được sử dụng cho món ăn này thường là ễnh ương. Do đó, món ăn này rất ngon và an toàn.
Phần da và nội tạng của con ếch sẽ được ninh nhỏ lửa để tạo thành món súp cho khách hàng ăn tráng miệng sau khi đã ăn món sashimi.
Theo Stomp, loại ếch được sử dụng cho món ăn này thường là ễnh ương. Do đó, món ăn này rất ngon và an toàn. Còn phía nhà hàng cho hay, mỗi ngày họ nhận được khoảng 5 đơn đặt hàng như thế.
Phần lớn các độc giả của Stomp đều cho rằng đây là một hành động “cực kì tàn bạo với động vật”.
Ễnh ương không phải là loại thực phẩm quý hiếm, khó tìm. Nó được coi là đặc sản tại Namibia và châu Phi. Tại châu Phi, người ta chỉ bỏ đi nội tạng của loại ếch này, phần còn lại chế biến thành những món ăn ngon miệng hết.
Tại Mỹ, người ta cũng rất khoái các món ăn liên quan tới loài ếch này, nhưng món ếch sống thì rất hiếm thấy và có lẽ chỉ mới có ở Nhật Bản.
2. Mì mực sống:
Odori-don, hay còn được biết đến là món mỳ gạo mực nhảy múa đang nổi như cồn trong các nhà hàng sang trọng ở Nhật Bản. Ấn tượng nhất của món mỳ “quái chiêu” này chính là phần xúc tu của con mực ống sống được để nguyên trên bát mỳ cùng với đầu mực được thái lát mỏng.
Bất ngờ thực sự chỉ đến khi chúng ta đổ nước tương vào xúc tu của con mực sống đặt trong bát, những xúc tu này ngay lập tức sẽ “nhảy múa”. Sau khi xem xong màn trình diễn của mực ống trên tô mỳ, khách hàng có thể trực tiếp ăn hoặc nhờ đầu bếp sơ chế qua.
Giá của một bát Odori-don cũng không hề rẻ chút nào, 2.000 Yên (tương đương hơn 500K) một bát.
Món mỳ mực nhảy múa bắt nguồn từ nhà hàng sushi Ikkatei Tabiji ở thành phố Hakodate (Nhật Bản) rồi sau đó được nhân rộng khắp các nhà hàng cao cấp ở thành phố này khi lượng khách yêu cầu món mỳ quái dị này ngày một đông.
3. Cá sống Shirouo
Shirouo còn được gọi là odorigui, trong tiếng Nhật có nghĩa là “nhảy múa” khi được ăn. Điều đó cũng thể hiện sự đặc biệt của món này: những chú cá rất nhỏ, trong suốt được bày ra đĩa và ăn sống. Cái thú khi thưởng thức shirouo Nhật Bản là cảm nhận những con cá nhỏ ngọ nguậy trong miệng.
Do đặc trưng của món là ăn sống nên cách thưởng thức cũng có phần đặc biệt. Những chú cá trong suốt ấy được đựng trong một bát lớn có chứa ít nước. Người ta chuẩn bị thêm một quả trứng và chút giấm. Khi ăn, thực khách đập quả trứng vào cốc và trộn với một chút giấm. Giấm trộn vào shirouo để làm xót, khiến cá ”nhảy múa” mạnh hơn bình thường, tạo “cảm giác” nhiều hơn cho người thưởng thức.
Người ta chuẩn bị thêm một quả trứng và chút giấm. Khi ăn, thực khách đập quả trứng vào cốc và trộn với một chút giấm.
Bất kỳ ai khi thưởng thức shirouo Nhật Bản đều có câu hỏi thú vị: Nuốt hay không nuốt? Nhiều thực khách có thói quen nhai những con cá nhỏ và cũng nhiều thực khách nuốt chúng khi còn sống, sau đó đùa rằng chúng đang bơi trong dạ dày. Đó là điều độc đáo riêng của món shirouo và cũng là lý do để người Nhật thưởng rượu shochu kèm với món cá hấp dẫn, độc đáo này.
Cá shirouo chỉ có vào mùa xuân, do vậy khi người Nhật sử dụng món ăn này cũng là lúc báo hiệu mùa đông lạnh giá kết thúc. Ở Nhật Bản, có nhiều nhà hàng mang “sứ mệnh” của món ăn này và chỉ hoạt động trong mùa có cá shirouo. Những nhà hàng này dường như chỉ tồn tại như mùa xuân và sẽ được tháo dỡ vào cuối mùa shirouo hằng năm.
|
Đăng nhận xét