Home » , » Luật sư nói về vụ lao động bị trục xuất về nước

Luật sư nói về vụ lao động bị trục xuất về nước

Written By Unknown on 10/7/14 | 12:18

Liên quan tới việc đưa người đi xuất khẩu lao động sang Ả rập giúp việc gia đình bị nợ lương và trục xuất về nước, phía Cty xuất khẩu lao động cho rằng mình “vô can”, đồng nghĩa với việc quyền lợi của người lao động chỉ nằm ở con số không.

Như VietNamNet đã phản ánh, chị Lê Thị Quân (SN 1978), thôn Thành Hạ, xã Tân Thành, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa đi xuất khẩu lao động sang Ả rập Xê út giúp việc gia đình nhưng chỉ bốn tháng đầu được nhận lương, còn những tháng sau đó thì đều bị chủ nhà nợ tiền, đã nhiều lần chị Quân gọi điện về xin đổi chủ nhưng đều không được Cty Vĩnh Cát (chi nhánh Thanh Hóa) đáp lời.


Hợp đồng, lao động, trái pháp luật, Thanh Hóa, Ả rập, trục xuất
Chị Quân bức xúc vì bị trục xuất về nước
Mọi quyền lợi của người lao động, Cty Vĩnh Cát cho rằng họ hoàn toàn làm đúng như trong hợp đồng. Vậy hợp đồng đó là như thế nào?
Trao đổi với VietNamNet, luật sư Lê Quốc Hiền, VP luật sư Lê Quốc Hiền (Thanh Hóa) cho biết, sau khi xem hợp đồng đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại Ả rập giữa Cty Vĩnh Cát với chị Lê Thị Quân thì điều đầu tiên luật sư Hiền khẳng định hợp đồng trên hoàn toàn trái pháp luật, không đảm bảo yếu tố bình đẳng theo Bộ luật lao động.
Theo luật sư, hợp đồng trên hoàn toàn áp đặt những điều khoản đơn phương cho người lao động, tức toàn bộ nghĩa vụ đặt lên vai người lao động mà người lao động không có một quyền gì trong đó.
Hợp đồng, lao động, trái pháp luật, Thanh Hóa, Ả rập, trục xuất
Hợp đồng lao động trái pháp luật
Ví dụ: Như khi chủ sử dụng lao động mà vi phạm như ngược đãi, hành hạ, làm nhục, không trả lương… thì chủ sử dụng lao động phải làm gì, có nghĩa vụ gì với người lao động?
Và lúc đó Cty Vĩnh Cát có nghĩa vụ gì, phải làm gì bảo vệ quyền lợi cho người lao động, trong hợp đồng không có những điều khoản này.
Như vậy, hợp đồng trên là hợp đồng đơn phương áp đặt các nghĩa vụ cho người lao động, do đó không đảm bảo tính bình đẳng, không đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Hợp đồng hoàn toàn đặt hết nghĩa vụ trên vai người lao động, đồng nghĩa với việc chủ sở hữu lao động và Cty Vĩnh Cát không có một nghĩa vụ gì.
Luật sư Hiền giả sử: Tôi vi phạm thì ông phạt tôi tới một trời, nhưng khi ông (chủ sử dụng lao động và Cty Vĩnh Cát) vi phạm thì không hề việc gì. Cty lên tiếng kêu gọi, xử lý ông chủ đó như thế nào để lấy lại quyền lợi cho người lao động… thì không có.
“Do vậy, tôi nhắc lại một lần nữa đây là hợp đồng trái pháp luật theo bộ luật lao động. Vì mọi quyền lợi người lao động đều bị thiệt, còn chủ sử dụng lao động và Cty không hề bị phạt gì nếu làm sai. Do vậy khi lao động về nước là mất quyền, vì hợp đồng đã tước bỏ đi hết các quyền của họ”, luật sư Hiền nhấn mạnh.


Share this article :

Đăng nhận xét

 
Liên kết : Nhật Bản | Xuất khẩu lao động Nhật Bản | Du học Nhật Bản
Copyright © 2011. TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN - Chuyên gia tư vấn lao động xuất khẩu
Hỗ trợ bởi Công ty cổ phần tập đoàn TMS Công ty cổ phần TMS Du Học
Chuyên gia tư vấn Nguyễn Đức Hạnh