Home » , » Mang cục nợ vì bị lừa xuất khẩu lao động Singapore

Mang cục nợ vì bị lừa xuất khẩu lao động Singapore

Written By Unknown on 22/7/14 | 15:29

Với mức phí 1.700 USD và 2,5 triệu tiền vé máy bay, nhưng khi qua tới sân baySingapore thì chị bị cảnh sát cửa khẩu bắt giữ 2 ngày 1 đêm.
Với số tiền môi giới mà người lao động phải bỏ ra là hàng ngàn đô la để được sang Singapore làm việc. Tuy nhiên, sau khi sang tới Singapore, nhiều lao động bị giam giữ ngay tại sân bay, số người còn lại sau một thời gian làm việc mới nhận ra mình bị lừa và phải tìm cách trốn về nước.


Săn mồi nhẹ dạ, cả tin

Chị Nhan Thị Tho (sinh năm 1985, quê Sóc Trăng) cho biết, vào đầu tháng 5, chị được ông L.M.T, giám đốc công ty TNHH-DV-XNK-Du Lịch-Du Học G.H (có Trụ sở chính tại số 5, đường số 5, phường Bình Trưng Tây, quận 2) làm quen và giới thiệu chương trình đi xuất khẩu lao động sang Singapore 3 tháng.
Đầu tháng 6, ông Trí đưa chị Tho từ Sóc Trăng lên TP.HCM làm thủ tục đi Singapore và giới thiệu chị sẽ làm việc trong nhà hàng, khách sạn ở Singapore, tổng chi phí phải nộp là 1.700 USD.

Chị Tho và hàng chục lao động đã và đang sập bẫy “bánh vẽ” xuất khẩu lao động sang Singapore. (ảnh Ngũ Hương)
Chị Tho và hàng chục lao động đã và đang sập bẫy “bánh vẽ” xuất khẩu lao động sang Singapore. (ảnh Ngũ Hương)

“Thời gian làm việc là 8 tiếng, nhà hàng sẽ bao bữa ăn, chỗ ngủ thì sẽ ở trong KTX. Mức lương hàng tháng là 1.600 SGD (Đô la Singapore), nhưng phải trừ 500 SGD tiền môi giới và chỉ được hưởng 1.100 SGD. Nếu công ty không đưa được người lao động sang làm việc theo đúng hợp đồng đã ký kết mà lao động phải về nước thì phía công ty sẽ hoàn trả lại toàn bộ số tiền đóng ban đầu”, ông Trí cam kết với chị Tho.
Sau khi nộp tiền, ngày 17/6 chị Tho cùng 5 người khác được đưa sang Singapore như thoả thuận. Ngay sau khi xuống sân bay, chị cùng 5 người trong đoàn không có ai đón như thỏa thuận mà phải tự tìm tới địa điểm lưu trú bên công ty cho.
Phòng trọ mà công ty xếp cho chị là căn phòng rộng 30m2 với 30 người người đến từ nhiều quốc gia đang ở. “Khi qua tới nơi tôi được giới thiệu làm tại nhà hàng của Nhật, do không biết tiếng Anh nên việc tìm đường và làm việc rất khó. Thay vì làm 8 tiếng như công ty hứa thì chúng tôi phải làm từ 10h sáng tới 11h tối và chỉ được nghỉ 1 tiếng để ăn một bữa cũng như phải đứng xuốt thời gian làm việc”, chị Tho cho biết.
Cũng theo chị Tho kể, nhà hàng rất đông khách mà nhân viên thì thiếu nên ngoài việc phải đứng phục vụ nhân viên còn phải xuống rửa chén bát... trong khi hợp đồng chỉ là nhân viên phục vụ nhà hàng. Sau 15 ngày làm việc, chị Tho kiệt sức phải nghỉ việc. Khi gọi điện thoại về cho ông Trí yêu cầu giải quyết về việc làm không như trong hợp đồng thì được ông Trí ầm ừ cho qua chuyện.
Đầu tháng 7, chị Tho phải vay mượn tiền bạn bè để bỏ trốn về nước.

“Cất vó” rồi chuồn êm

Cũng là nạn nhân của công ty giới thiệu việc làm G.H trong chuyến đi sang Singapore cùng chuyến bay với chị Tho có chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân (sinh năm 1992, ngụ quận 7, TP.HCM). Chị Nhân cũng bỏ mức phí 1.700 USD và 2,5 triệu tiền vé máy bay, nhưng khi qua tới sân bay Singapore thì chị bị cảnh sát cửa khẩu bắt giữ 2 ngày 1 đêm và buộc đóng khoản tiền 1.200 SGD và buộc chị phải về nước.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tất cả những lao động mà công ty giới thiệu qua đều không được phỏng vấn bằng tiếng Anh, hợp đồng chỉ là một tờ giấy viết tay và một tờ giấy thông hành giới thiệu lao động.
Sau khi về nước, chị Tho và chị Nhân tìm đến công ty G.H để yêu cầu giải quyết trả lại tiền; nhưng khi tới văn phòng thì nhận được thông tin công ty đã đóng cửa, gọi điện cho ông Trí thì số máy không liên lạc được.

Mới học hết lớp 12 tại Sóc Trăng, nhưng trong giấy xuất cảnh lại nghi chị Tho đã tốt nghiệp ĐH Tổng Hợp TP.HCM.
Mới học hết lớp 12 tại Sóc Trăng, nhưng trong giấy xuất cảnh lại ghi chị Tho đã tốt nghiệp ĐH Tổng Hợp TP.HCM.

“Khi qua tới nơi chúng tôi mới được biết có rất nhiều lao động Việt Nam đang lao động tại các nhà hàng, khách sạn bên Singapore. Những lao động này đến từ tất cả các tỉnh trên cả nước, họ đều được nhiều công ty khác nhau giới thiệu qua làm việc. Nhưng không có đủ tiền về nước và sợ mất khoản phí bước đầu nên đành chấp nhận làm hết 3 tháng rồi về nước”, các nạn nhân cho biết.
Đã về nước từ tháng 7, nhưng tới nay cả hai chị Tho và chị Nhân không dám về quê. “Chúng tôi đành thuê tạm một phòng trọ tại quận 7, xin làm nhân viên lễ tân nhà hàng mong kiếm tiền để cuối năm về nhà còn có tiền trả cho người ta vì khi đi cả hai đều phải vay tiền lời ở quê. Gia đình cũng không hề biết chúng tôi đã về nước, vì nếu biết bố mẹ và người thân sẽ rất buồn, hàng xóm thì dè bỉu,... Mỗi lần gọi điện về hỏi thăm nhà đều phải dùng mạng dấu số để gọi sợ gia đình nghi ngờ”, chị Nhân cho biết.


Share this article :

Đăng nhận xét

 
Liên kết : Nhật Bản | Xuất khẩu lao động Nhật Bản | Du học Nhật Bản
Copyright © 2011. TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN - Chuyên gia tư vấn lao động xuất khẩu
Hỗ trợ bởi Công ty cổ phần tập đoàn TMS Công ty cổ phần TMS Du Học
Chuyên gia tư vấn Nguyễn Đức Hạnh