Tình trạng "nhiễu" thông tin về thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) dẫn đến người lao động (NLĐ) dễ bị lừa đảo, bị trục xuất về nước trong tình trạng bệnh tật, nợ nần, hoặc sau khi hết hạn hợp đồng trở về nước bị thất nghiệp, sức khỏe giảm sút… Và sự ra đời Đề án "Thúc đẩy di cư an toàn từ Việt Nam thông qua thí điểm thành lập Văn phòng thông tin di cư" đã mang lại những hiệu ứng tích cực.
"Nhiễu" thông tin về XKLĐ
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, trong 5 năm trở lại đây, số lượng lao động Việt Nam đi XKLĐ tăng cao, trung bình mỗi năm có hơn 80.000 người. NLĐ chủ yếu tiếp nhận thông tin liên quan từ người thân, bạn bè, qua báo, đài, các trung gian về địa phương tư vấn hoặc thông qua cộng tác viên tư vấn, tuyển chọn của các doanh nghiệp dịch vụ. Tuy vậy, nhiều NLĐ vẫn gặp những rủi ro không thể tính trước được.
Cụ thể như trường hợp anh Nguyễn Văn Trường điện thoại từ Algeria cầu cứu tới Văn phòng thông tin di cư (MRC) vì anh và 16 NLĐ khác cùng đi XKLĐ ở nước này. Tuy nhiên, sang đến nơi thì tiền lương, điều kiện làm việc không như thỏa thuận. 8/17 NLĐ đã gửi đơn tới công ty đưa họ đi XKLĐ yêu cầu được về nước thì chỉ 4 NLĐ được trở về, số còn lại phải chờ đợi.
Trong khi đó anh Trần Văn Hùng (quê ở Chương Mỹ, Hà Nội) đã đăng ký đi XKLĐ ngành xây dựng tại Nhật Bản. Nộp cho công ty gần 20 triệu đồng đặt cọc và học thêm tiếng Nhật. Do không tìm hiểu về công ty nên sau 5 năm học ngoại ngữ phải dừng giữa chừng vì công ty gặp trục trặc. Tiền học phí học ngoại ngữ không được hoàn lại, còn tiền đặt cọc cũng chưa có hồi âm. Một lãnh đạo huyện Chương Mỹ, Hà Nội cũng cho biết có nhiều công ty mang danh XKLĐ đến địa bàn xã, huyện để mời người dân đi XKLĐ. Tuy nhiên, sau khi cử cán bộ đến trụ sở công ty điều tra thì mới thấy giám đốc công ty vừa kiêm nhân viên văn phòng tạp vụ.
Một khảo sát của Tổ chức Lao động quốc tế ILO với 97 lao động Việt Nam đang làm việc ở Malaysia cho thấy, có tới 50% trong số đó lấy thông tin từ những lao động khác hoặc là từ những tổ chức phi chính phủ, chỉ có 10% lấy thông tin từ công đoàn. Di cư ra nước ngoài tìm việc là cách để NLĐ kiếm tiền thoát nghèo. Tuy nhiên, khi di cư, họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro và nguy cơ bị tổn thương.
Hiệu quả của trung tâm thông tin
Tính đến nay đã hai năm thực hiện đề án thí điểm, tuy những thông tin về di cư an toàn chưa thực sự "phủ sóng" được tới tất cả NLĐ trong cả nước nhưng hiệu ứng của nó đã thực sự đi vào cuộc sống. Đề án nhằm giải đáp, hỗ trợ về pháp luật, thị trường XKLĐ, hồ sơ nước đến, địa chỉ các văn phòng, tổ chức trợ giúp liên quan trong và ngoài nước… cho những người đã, đang và sẽ đi XKLĐ. Đặc biệt, đề án chú trọng tới những nhu cầu riêng biệt của các nhóm dễ bị tổn thương, gồm người di cư không có giấy tờ, những người khuyết tật hoặc chịu các tổn thương nghiêm trọng do quá trình di cư, những người sống chung với HIV/AIDS, các nạn nhân bị mua bán người hay bị bóc lột và những người di cư không thành công thuộc các huyện nghèo theo Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp 4 NLĐ ở Algeria nêu trên, nhờ kịp thời kêu cứu tới MRC nên sớm viết đơn gửi phòng chức năng của Cục Quản lý lao động ngoài nước bày tỏ nguyện vọng về lương và điều kiện làm việc chưa tốt. Phía Cục đã làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Algeria xác minh và chỉ đạo doanh nghiệp đưa lao động về nước.
MRC đã thực hiện khảo sát với NLĐ đi làm việc ở nước ngoài và thân nhân NLĐ tại một số tỉnh như Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh; đồng thời cũng thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm địa phương để đáp ứng thông tin nhanh cho NLĐ. Ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định, MRC là trung tâm thông tin chính thống duy nhất để NLĐ có thể tự tìm kiếm thông tin tin cậy liên quan đến thị trường lao động ngoài nước. Trong hai năm thí điểm (từ tháng 5-2012 đến tháng 5-2014), MRC đã tư vấn hỗ trợ thông tin về di cư cho 3.500 lượt lao động (mục tiêu trước đó là 1.000 lượt). Bình quân hằng tháng tư vấn cho khoảng 150 lao động, trong đó 70% số lượt tư vấn là qua điện thoại. Số lượng NLĐ cần tư vấn tăng lên theo thời gian, tháng 6-2012 chỉ tư vấn cho khoảng 60 lượt/tháng thì hiện tại đã lên hơn 200 lượt/tháng. Ngoài ra, số lượng người truy cập trang web để tham khảo thông tin cũng rất lớn. Sau hai năm hoạt động, đến nay có trên 100.000 lượt người truy cập, tra cứu thông tin và hỏi đáp.
Người di cư phải được quyền tiếp cận đầy đủ thông tin về luật pháp nước đến, về rủi ro có thể gặp. Nếu sử dụng kênh di cư chính thống, hợp pháp thì NLĐ có thể được bảo vệ tốt hơn. Việc thúc đẩy di cư an toàn từ Việt Nam thông qua thí điểm thành lập Văn phòng thông tin di cư đã kết thúc sau hai năm hoạt động khá hiệu quả. Hy vọng trong thời gian tới MRC sẽ duy trì và mở rộng hoạt động như một bộ phận trong đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, là một đơn vị thông tin chính thống giúp NLĐ di cư an toàn.
"Nhiễu" thông tin về XKLĐ
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, trong 5 năm trở lại đây, số lượng lao động Việt Nam đi XKLĐ tăng cao, trung bình mỗi năm có hơn 80.000 người. NLĐ chủ yếu tiếp nhận thông tin liên quan từ người thân, bạn bè, qua báo, đài, các trung gian về địa phương tư vấn hoặc thông qua cộng tác viên tư vấn, tuyển chọn của các doanh nghiệp dịch vụ. Tuy vậy, nhiều NLĐ vẫn gặp những rủi ro không thể tính trước được.
Văn phòng thông tin di cư (MRC) là một kênh thông tin hữu ích đối với lao động xuất khẩu. |
Cụ thể như trường hợp anh Nguyễn Văn Trường điện thoại từ Algeria cầu cứu tới Văn phòng thông tin di cư (MRC) vì anh và 16 NLĐ khác cùng đi XKLĐ ở nước này. Tuy nhiên, sang đến nơi thì tiền lương, điều kiện làm việc không như thỏa thuận. 8/17 NLĐ đã gửi đơn tới công ty đưa họ đi XKLĐ yêu cầu được về nước thì chỉ 4 NLĐ được trở về, số còn lại phải chờ đợi.
Trong khi đó anh Trần Văn Hùng (quê ở Chương Mỹ, Hà Nội) đã đăng ký đi XKLĐ ngành xây dựng tại Nhật Bản. Nộp cho công ty gần 20 triệu đồng đặt cọc và học thêm tiếng Nhật. Do không tìm hiểu về công ty nên sau 5 năm học ngoại ngữ phải dừng giữa chừng vì công ty gặp trục trặc. Tiền học phí học ngoại ngữ không được hoàn lại, còn tiền đặt cọc cũng chưa có hồi âm. Một lãnh đạo huyện Chương Mỹ, Hà Nội cũng cho biết có nhiều công ty mang danh XKLĐ đến địa bàn xã, huyện để mời người dân đi XKLĐ. Tuy nhiên, sau khi cử cán bộ đến trụ sở công ty điều tra thì mới thấy giám đốc công ty vừa kiêm nhân viên văn phòng tạp vụ.
Một khảo sát của Tổ chức Lao động quốc tế ILO với 97 lao động Việt Nam đang làm việc ở Malaysia cho thấy, có tới 50% trong số đó lấy thông tin từ những lao động khác hoặc là từ những tổ chức phi chính phủ, chỉ có 10% lấy thông tin từ công đoàn. Di cư ra nước ngoài tìm việc là cách để NLĐ kiếm tiền thoát nghèo. Tuy nhiên, khi di cư, họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro và nguy cơ bị tổn thương.
Hiệu quả của trung tâm thông tin
Tính đến nay đã hai năm thực hiện đề án thí điểm, tuy những thông tin về di cư an toàn chưa thực sự "phủ sóng" được tới tất cả NLĐ trong cả nước nhưng hiệu ứng của nó đã thực sự đi vào cuộc sống. Đề án nhằm giải đáp, hỗ trợ về pháp luật, thị trường XKLĐ, hồ sơ nước đến, địa chỉ các văn phòng, tổ chức trợ giúp liên quan trong và ngoài nước… cho những người đã, đang và sẽ đi XKLĐ. Đặc biệt, đề án chú trọng tới những nhu cầu riêng biệt của các nhóm dễ bị tổn thương, gồm người di cư không có giấy tờ, những người khuyết tật hoặc chịu các tổn thương nghiêm trọng do quá trình di cư, những người sống chung với HIV/AIDS, các nạn nhân bị mua bán người hay bị bóc lột và những người di cư không thành công thuộc các huyện nghèo theo Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp 4 NLĐ ở Algeria nêu trên, nhờ kịp thời kêu cứu tới MRC nên sớm viết đơn gửi phòng chức năng của Cục Quản lý lao động ngoài nước bày tỏ nguyện vọng về lương và điều kiện làm việc chưa tốt. Phía Cục đã làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Algeria xác minh và chỉ đạo doanh nghiệp đưa lao động về nước.
MRC đã thực hiện khảo sát với NLĐ đi làm việc ở nước ngoài và thân nhân NLĐ tại một số tỉnh như Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh; đồng thời cũng thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm địa phương để đáp ứng thông tin nhanh cho NLĐ. Ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định, MRC là trung tâm thông tin chính thống duy nhất để NLĐ có thể tự tìm kiếm thông tin tin cậy liên quan đến thị trường lao động ngoài nước. Trong hai năm thí điểm (từ tháng 5-2012 đến tháng 5-2014), MRC đã tư vấn hỗ trợ thông tin về di cư cho 3.500 lượt lao động (mục tiêu trước đó là 1.000 lượt). Bình quân hằng tháng tư vấn cho khoảng 150 lao động, trong đó 70% số lượt tư vấn là qua điện thoại. Số lượng NLĐ cần tư vấn tăng lên theo thời gian, tháng 6-2012 chỉ tư vấn cho khoảng 60 lượt/tháng thì hiện tại đã lên hơn 200 lượt/tháng. Ngoài ra, số lượng người truy cập trang web để tham khảo thông tin cũng rất lớn. Sau hai năm hoạt động, đến nay có trên 100.000 lượt người truy cập, tra cứu thông tin và hỏi đáp.
Người di cư phải được quyền tiếp cận đầy đủ thông tin về luật pháp nước đến, về rủi ro có thể gặp. Nếu sử dụng kênh di cư chính thống, hợp pháp thì NLĐ có thể được bảo vệ tốt hơn. Việc thúc đẩy di cư an toàn từ Việt Nam thông qua thí điểm thành lập Văn phòng thông tin di cư đã kết thúc sau hai năm hoạt động khá hiệu quả. Hy vọng trong thời gian tới MRC sẽ duy trì và mở rộng hoạt động như một bộ phận trong đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, là một đơn vị thông tin chính thống giúp NLĐ di cư an toàn.
Đăng nhận xét