Mất hàng trăm triệu đồng để được vào các… trại tị nạn nơi xứ người đã và đang là nỗi ám ảnh của nhiều người dân xứ Nghệ. Chuyện thật khó tin này xảy ra với hàng trăm lao động nghèo Nghệ An sau khi mất từ 7.000 - 8.000 USD cho các đường dây đưa người chui sang Úc.
Nhờ sự giúp đỡ của Công an xã Nghi Hoa (Nghi Lộc, Nghệ An), chúng tôi đã tìm được nhà ông Đinh Bá Bảo ở xóm chợ Quán. Ông Bảo có con trai là Đinh Bá Hải (SN 1991), một trong những người may mắn trở về được sau gần 3 tháng trời nằm trong trai tị nạn ở Indonesia. Dù câu chuyện vượt biển đến Úc bất thành đã trôi qua nhưng sự đau khổ vẫn còn hằn lên khuôn mặt ông Bảo vì món nợ gần 200 triệu đồng đeo đẳng.
Tại đây, hàng ngày, Hải và những người cùng cảnh ngộ được ăn 2 bữa, sống trong một căn phòng gồm nhiều người ở nhiều nước khác nhau. Một hôm, Hải mượn được điện thoại và gọi điện về cho gia đình cầu cứu. Ở quê nhà, vợ chồng ông Bảo cùng với 10 gia đình có con em đi cùng chuyến với Hải đã tìm đến ông Thuận báo tin. Một tháng sau, ông Thuận đã trả lại cho mỗi gia đình 3.000 USD, còn lại 4.000 USD và 10 triệu đồng tiền mặt thì ông Thuận cho rằng số tiền đó Tuân đang giữ. Lo lắng cho tính mạng của con cái nên cả 11 gia đình đều viết đơn cầu cứu gửi công an.
Cùng với vợ chồng ông Bảo, nhiều người dân ở xã Nghi Hoa cũng là nạn nhân của vụ lừa đảo này: Anh Nguyễn Văn Trường ( SN 1966), trú tại xóm 11 xã Nghi Hoa có con trai là Nguyễn Văn Huế (SN 1980) hiện đang phải vào miền Nam làm thuê trả nợ. Trước đó, Huế học tiếng Hàn nhưng thi trượt, rồi lại làm tiếp thủ tục để đi Isarel tốn bao nhiêu tiền nhưng cũng trục trặc. Ước mơ cho con đi XKLĐ để thoát nghèo đã khiến cho ông Trường nhẹ dạ, cả tin cắm cả sổ đỏ vay mượn tiền bạc ở ngân hàng để nộp cho ông Thuận 7.000 USD cho con đi Úc bằng đường biển.
Nhớ lại chuyến vượt biển bất thành và chuyện con trở về, ông Trường rơi nước mắt: “Nó về hôm trước là hôm sau bắt xe vào Nam làm thuê để trả nợ. Vừa rồi, vợ nó sinh con trai nhưng nó cũng không dám về. Cứ tưởng là đi Úc làm lương tháng 40- 50 triệu đồng. Ai ngờ tiền mất nợ mang. Nhà đã nghèo giờ lại có nguy cơ mất nhà vì nợ. Vợ chồng tôi chưa biết sao với khoản nợ gần 200 triệu đồng mà thằng Huế để lại”, ông Trường nghẹn lòng.
Ông Đặng Văn Trần, Trưởng Công an xã Nghi Hoa cho hay: “Trước tình trạng nhiều lao động ở trên địa bàn xã vượt biên sang Úc bằng đường biển trái phép, chính quyền xã đã có thông báo trên loa tuyên truyền cho người dân về sự bất hợp pháp khi đi XKLĐ sang Úc và các rủi ro tiềm ẩn. Chúng tôi cũng đã khuyến cáo đến người dân đừng tin vào dụ dỗ của “cò mồi” mà phải chịu cảnh tiền mất, tật mang. Thế nhưng họ nào có tỉnh ngộ!”.
Được biết, đến thời điểm này trên địa bàn xã Nghi Hoa vẫn đang còn 20 người nằm bên trại tị nạn xứ người!
Ông Trường chưa biết tính sao với khoản nợ con để lại.
|
Vay gần 200 triệu cho con… vào trại
Nhờ sự giúp đỡ của Công an xã Nghi Hoa (Nghi Lộc, Nghệ An), chúng tôi đã tìm được nhà ông Đinh Bá Bảo ở xóm chợ Quán. Ông Bảo có con trai là Đinh Bá Hải (SN 1991), một trong những người may mắn trở về được sau gần 3 tháng trời nằm trong trai tị nạn ở Indonesia. Dù câu chuyện vượt biển đến Úc bất thành đã trôi qua nhưng sự đau khổ vẫn còn hằn lên khuôn mặt ông Bảo vì món nợ gần 200 triệu đồng đeo đẳng.
Đinh Bá Hải với ký ức buồn về những ngày trong trại tị nạn.
|
Những ngày cơ cực trong trại tị nạn ở Indonesia đã qua đi nhưng trong ánh mắt, tâm sự của cậu thanh niên 18 tuổi Đinh Bá Hải vẫn hằn in sự hoảng sợ. Hải kể: “17h ngày 27/02/2013, tại sân bay Vinh, ông Nguyễn Văn Thuận tập hợp tất cả mọi lao động rồi giao cho một người tên là Tuân đưa đi với tư cách là phiên dịch. Sau khi đi máy bay sang đến Indonesia thì Tuân thu mỗi lao động 3.500 USD bảo là chi phí để sang Úc rồi bán bọn em cho 2 người Indonesia. Họ dẫn bọn em xuống chiếc thuyền cũ nát. Biển nổi sóng, gió giật mạnh, thuyền chao đảo, em vô cùng hoang mang, lo lắng. Giây phút đó, em cũng đã nghĩ tới điều xấu nhất có thể xảy ra, chỉ biết gọi thầm tên mẹ, cha vì thuyền bị va đập, nước vào ngập hết các bộ phận máy. Cứ như thế hết hy vọng, lại tuyệt vọng, hoảng loạn, sợ hãi, em đã sống lênh đênh trên xuồng 2 ngày thì dạt vào một hòn đảo và được thổ dân ở đây cứu. Họ đã điện thoại cho cảnh sát. Sau đó, bọn em được đưa về trại tị nạn”.
Tại đây, hàng ngày, Hải và những người cùng cảnh ngộ được ăn 2 bữa, sống trong một căn phòng gồm nhiều người ở nhiều nước khác nhau. Một hôm, Hải mượn được điện thoại và gọi điện về cho gia đình cầu cứu. Ở quê nhà, vợ chồng ông Bảo cùng với 10 gia đình có con em đi cùng chuyến với Hải đã tìm đến ông Thuận báo tin. Một tháng sau, ông Thuận đã trả lại cho mỗi gia đình 3.000 USD, còn lại 4.000 USD và 10 triệu đồng tiền mặt thì ông Thuận cho rằng số tiền đó Tuân đang giữ. Lo lắng cho tính mạng của con cái nên cả 11 gia đình đều viết đơn cầu cứu gửi công an.
Hàng chục gia đình đau đớn
Cùng với vợ chồng ông Bảo, nhiều người dân ở xã Nghi Hoa cũng là nạn nhân của vụ lừa đảo này: Anh Nguyễn Văn Trường ( SN 1966), trú tại xóm 11 xã Nghi Hoa có con trai là Nguyễn Văn Huế (SN 1980) hiện đang phải vào miền Nam làm thuê trả nợ. Trước đó, Huế học tiếng Hàn nhưng thi trượt, rồi lại làm tiếp thủ tục để đi Isarel tốn bao nhiêu tiền nhưng cũng trục trặc. Ước mơ cho con đi XKLĐ để thoát nghèo đã khiến cho ông Trường nhẹ dạ, cả tin cắm cả sổ đỏ vay mượn tiền bạc ở ngân hàng để nộp cho ông Thuận 7.000 USD cho con đi Úc bằng đường biển.
Đơn các gia đình gửi cơ quan chức năng tố cáo ông Thuận. Ảnh: H.H
|
Nhớ lại chuyến vượt biển bất thành và chuyện con trở về, ông Trường rơi nước mắt: “Nó về hôm trước là hôm sau bắt xe vào Nam làm thuê để trả nợ. Vừa rồi, vợ nó sinh con trai nhưng nó cũng không dám về. Cứ tưởng là đi Úc làm lương tháng 40- 50 triệu đồng. Ai ngờ tiền mất nợ mang. Nhà đã nghèo giờ lại có nguy cơ mất nhà vì nợ. Vợ chồng tôi chưa biết sao với khoản nợ gần 200 triệu đồng mà thằng Huế để lại”, ông Trường nghẹn lòng.
Không được xem là may mắn như ông Trường, ông Bảo bởi tiền mất đã đành nhưng con đã về, nhiều gia đình giờ như ngồi trên lửa vì con vẫn nằm trong các trại tị nạn. Đó là gia đình ông Trần Xuân Hướng trú tại xóm Ngọc Thành, xã Nghi Hoa, có con trai là Trần Xuân Hà đã vượt biển sang Úc cách đây gần nửa năm và hiện đang ở trong trại tị nạn. Ông Hướng đau đớn: “Giờ đây vợ chồng tui như đứt từng khúc ruột, tiền đã mất, con cũng chẳng về được. Tui đang tính, nếu có phải bán đất hương hoả cũng chấp nhận để cứu con, chứ nó có mệnh hệ gì thì làm bố, làm mẹ ân hận lắm”.
Cả xã chết đứng vì “giấc mơ Úc”
Những năm trở lại đây, khi thị trường XKLĐ sang Hàn Quốc bị đóng băng, thị trường Malayxia thu nhập bấp bênh, các nước Ả Rập như Lybia có nhiều biến động chính trị thì nhiều lao động xứ Nghệ đã tìm sang Angola, Úc như là một thiên đường thoát nghèo, đổi đời. Ngoài xã Nghi Vạn, Nghi Phương thì ở Nghi Hoa (huyện Nghi Lộc) vẫn còn rất nhiều nạn nhân đang đau xót với “giấc mơ Úc”. Chỉ vì lí do muốn đổi đời mà nhiều gia đình đã vay mượn, bán đi những gì có thể để có tiền nộp cho những đường dây môi giới ma quỷ của Phạm Văn Tương, Nguyễn Đình Kính và Nguyễn Văn Thuận… Bây giờ, khi các đường dây đó đổ bể, nhiều gia đình lâm vào cảnh dở sống, dở chết vì những khoản nợ khổng lồ từ chi phí thủ tục, phí môi giới…
Ông Đặng Văn Trần, Trưởng Công an xã Nghi Hoa cho hay: “Trước tình trạng nhiều lao động ở trên địa bàn xã vượt biên sang Úc bằng đường biển trái phép, chính quyền xã đã có thông báo trên loa tuyên truyền cho người dân về sự bất hợp pháp khi đi XKLĐ sang Úc và các rủi ro tiềm ẩn. Chúng tôi cũng đã khuyến cáo đến người dân đừng tin vào dụ dỗ của “cò mồi” mà phải chịu cảnh tiền mất, tật mang. Thế nhưng họ nào có tỉnh ngộ!”.
Được biết, đến thời điểm này trên địa bàn xã Nghi Hoa vẫn đang còn 20 người nằm bên trại tị nạn xứ người!
Đăng nhận xét